Phân tích và trình bày kết quả

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 57)

Nồng độ của độ mặn thích hợp dùng cho sinh hoạt của người dân là ≥ 0,75‰ (Lê Phước Đại, 2013), do đó trong đề tài chỉ xét ở trường hợp ảnh hưởng đến người dân bắt đầu mốc vùng nước có độ nhiễm mặn ≥1,0‰. Lúa sẽ giảm năng suất 25%, nếu đất hoặc nước tưới có độ nhiễm mặn trên 2,5‰(Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung

 Số liệu lấy từ Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011.

và KanChit Likitdecharote, 2012), do đó trong nghiên cứu này sẽ xét năng suất lúa giảm 25% bắt đầu từ phân vùng nước có độ nhiễm mặn 3‰.

Để tính được mức độ tác động của xâm nhập mặn ở mỗi trường hợp ứng với từng mô hình sử dụng đất của 7 đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố tỉnh Hậu Giang, đề tài đã sử dụng phương pháp chồng lớp dữ liệu. Bằng cách lần lượt chồng các lớp dữ liệu xâm nhập mặn ở từng trường hợp (mực nước biển dâng 0 cm, 30 cm, 75 cm) ứng với từng mô hình sử dụng đất lên lớp bản đồ hành chính (chi tiết đến cấp huyện). Quy trình chồng lớp dữ liệu được thực hiện lần lượt theo các sơ đồ hình (3.3), (3.4), (3.5).

3.1.4.1. Trường hợp 1: Xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng 0 cm (chưa dâng)

Ở trường hợp này các số liệu về dân số, diện tích đất ở, diện tích đất trồng lúa, sản lượng lúa được sử dụng đều là số liệu kiểm kê hiện trạng của năm 2010 làm mốc cơ sở. Các bản đồ thể hiện kết quả hiện trạng xâm nhập mặn thời điểm năm 2010 - đây là mẫu đại diện cho ảnh hưởng xâm nhập mặn hiện tại và kết quả được dùng làm cơ sở để so sánh tác động xâm nhập mặn trong tương lai tương ứng với hai trường hợp xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng 30 cm và 75 cm.

3.1.4.2. Trường hợp 2: Xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng 30 cm

Với trường hợp 2, lớp dữ liệu xâm nhập mặn được chồng thêm với dữ liệu (diện tích đất ở, diện tích đất trồng lúa) theo HTSDĐ 2010 và dữ liệu (diện tích đất ở, diện tích đất trồng lúa) theo quy hoạch năm 2020, kết quả thể hiện số dân và sản lượng lúa bị ảnh hưởng. Việc thực hiện chồng lớp các dữ liệu trên đã cụ thể hóa các mức độ tác động xâm nhập mặn trong từng mô hình sử dụng đất và sẽ có câu trả lời cho câu hỏi:

“Nếu thay đổi mô hình sử dụng đất theo QHSDĐ 2020, tác động xâm nhập mặn đến tỉnh Hậu Giang sẽ như thế nào so với mô hình sử dụng đất hiện tại (HTSDĐ 2010)?”

theo chiều hướng tốt hay xấu.

Hình 3.4. Sơ đồ chồng lớp trường hợp 2 - mực nước biển dâng 30 cm

3.1.4.3. Trường hợp 3: Xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng 75 cm

Với trường hợp 3, lớp dữ liệu xâm nhập mặn được chồng thêm dữ liệu sử dụng đất (diện tích đất ở, diện tích đất trồng lúa, kế thừa số liệu sản lượng lúa được tính ở trường hợp 2) của HTSDĐ 2010 và dữ liệu (diện tích đất ở, diện tích đất trồng lúa) của QHSDĐ 2020, từ đó tính ra số dân và sản lượng lúa bị ảnh hưởng. Việc thực hiện

chồng lớp các dữ liệu trên đã thể hiện cụ thể các mức độ tác động xâm nhập mặn trong từng mô hình sử dụng đất và sẽ có câu trả lời cho câu hỏi tương tự ở trường hợp 2.

Hình 3.5. Sơ đồ chồng lớp trường hợp 3 - mực nước biển dâng 75 cm

Sau khi hoàn thành việc chồng lớp, tính toán mức độ tác động xâm nhập mặn từ các yếu tố và đã cập nhật các số liệu đó vào lớp dữ liệu hành chính của 7 đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang đã thu được kết quả là: xây dựng các bản đồ xâm nhập mặn ứng với các trường hợp mực nước biển dâng 0 cm, 30 cm, 75 cm ảnh hưởng đến ba yếu tố dân cư, lúa và năng suất lúa.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại tỉnh hậu giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)