chất của đột biến cấu trúc NST:
a. Nguyên nhân phát sinh:
- Đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
- Nguyên nhân: do tác nhân vật lý, hóa học phá vỡ cấu trúc NST.
+ Ví dụ 1 là dạng đột biến nào? + Ví dụ nào có lợi, ví dụ nào có hại? -HS: Nghiên cứu ví dụ nêu được: + Ví dụ 1: mất đoạn.
+ Ví dụ 1: có hại cho con người. + Ví dụ 2: có lợi cho sinh vật.
-GVH: + Đột biến gen có vai trò như thế nào?
+ Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại có hại cho con người và sinh vật?
-HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. -GV: Chốt lại.
b. Vai trò đột biến cấu trúc NST: - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.
- Một số đột biến có lợi có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
4. Củng cố:
- Đọc kết luận Sgk/66. - Trả lời câu 1, 2 Sgk/66. 5. Dặn dò:
- Học bài + Trả lời câu hỏi Sgk. - Xem trước bài mới.
Tuần 12:
Tiết 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỂM SẮC THỂ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các biến đổi số lượng thường gặp ở một số cặp NST. - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n -1).
- Nắm được hậu quả của đột biến số lượng NST.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học tập tốt và yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Tranh phóng to hình 23.1 và 23.2 Sgk. + Học sinh: Xem trước bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Điểm danh 2. Bài cũ:
- Đột biến cấu trúc NST là gì? Cho ví dụ.
- Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại có hại cho con người và sinh vật? 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG -GVH: Đột biến số lượng NST là gì?
-HS: Đọc Sgk -> Trả lời, bổ sung.
Hoạt động 1:
-GV: Gọi HS đọc thông tin Sgk/67.
-GV giới thiệu: Mọi sinh vật bình thường đều có bộ NST lưỡng bội (2n). Nhưng ở một số sinh vật có hiện tượng 3 nhiễm (lúa, cà độc dược, cà chua ở thể 3 nhiễm) do có một NST bổ sung vào bộ lưỡng bội đầy đủ. Đây là trường hợp, một cặp NST nào đó không phải có 2 mà có 3 NST (2n+1). Ngược lại, cũng có trường hợp một cặp nào đó mất đi một NST (2n-1) được gọi là thể 1 nhiễm, cũng có trường hợp cơ thể sinh vật mất đi một cặp NST tương đồng (2n-2).
-GV: Cho HS nghiên cứu thông tin Sgk, quan sát hình 23.1 -> trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể?
+ Thế nào là thể một nhiễm? Thế nào là thể ba nhiễm?
+ Thể ba nhiễm khác thể lưỡng bội ở những điểm nào?
-HS: Quan sát tranh, đọc Sgk -> Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.1 (chú ý hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái: kích thước , hình dạng…) và trả lời câu hỏi mục
▽Sgk/67.
-HS: Quan sát tranh, đối chiếu kết quả từ II -> XIII với nhau và với kết quả I -> rút ra nhận xét.
+ Kích thước: Lớn: VI Nhỏ: V, IV
+ Gai dài hơn: IX -GV: Hoàn chỉnh kiến thức.
Hoạt động 2:
-GV: Cho HS quan sát hình 23.2 và giới thiệu: Sự phân li NST -> trong giao tử:
+ Trường hợp bình thường: mỗi giao tử có 1 NST.
+ Trường hợp rối loạn phân bào: 1 giao tử có 2
* Đột biến số lượng NST: (Sgk/67). I. Hiện tượng dị bôị thể: