nguyên tắc nào?
- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:
+ Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn.
+ Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
+ Khi tổng hợp xong ARN đi ra chất tế bào.
Nguyên tắc tổng hợp:
- Khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch đơn của gen.
- Bổ sung: A-U; T-A; G-X ; X-T. * Mối quan hệ gen và ARN: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.
4. Củng cố:
- Trả lời câu 1, 2, 3, 4, 5 Sgk/53. 5. Dặn dò:
- Học bài + Trả lời câu hỏi Sgk. - Đọc mục “Em có biết”
- Xem trước bài mới. Tuần 9:
Tiết 18: PRÔTÊIN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được thành phần hóa học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó. - Mô tả được các bậc cấu trúc prôtêin và vai trò của nó. - Trình bày được chức năng của prôtêin.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục các em có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Tranh phóng to hình 18 Sgk. + Học sinh: Xem trước bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Điểm danh 2. Bài cũ:
- Nêu điểm khác nhau cơ bản cấu trúc ARN và ADN? - ARN được tổng hợp như thế nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-GV: Cho HS nhớ lại kiến thức cũ bằng câu hỏi: + Tính đặc thù và tính đa dạng của ADN được quy định bởi những yếu tố nào?
-HS: Nhớ lại kiến thức cũ để trả lời.
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Sgk, thảo luận nhóm -> Trả lời các câu hỏi:
+ Prôtêin có cấu trúc như thế nào?
+ Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin được quy định bởi những yếu tố nào?
+ Đặc điểm cấu trúc nào của prôtêin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của nó?