I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen.
- Hiểu được bản chất của đột biến gen có vai trò đối với sinh vật và người. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, phân tích và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: - Tranh phóng to hình 21.1 Sgk. - Mô hình đoạn ADN
+ Học sinh: Xem trước bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Điểm danh 2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: - Giới thiệu cho HS hiện tượng biến dị.
- Thông báo biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. - Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và ADN.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-GV: Cho HS quan sát hình 21.1, chú ý về trình tự, thành phần và số lượng các cặp nuclêôtit, thảo luận nhóm mục ▽Sgk/62.
+ Cấu trúc đoạn gen biến đổi khác với cấu trúc đoạn gen đầu như thế nào?
+ Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó? + Đột biến gen là gì?
-HS: Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến -> Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-GV: Nhận xét -> Chốt kiến thức.
Hoạt động 2:
-GV: Cho HS nghiên cứu Sgk và cho biết: + Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là gì? -HS: Tự nghiên cứu thông tin và nêu được: + Do ảnh hưởng của môi trường.
+ Con người gây nên.
-GV nhấn mạnh: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của
I. Đột biến gen là gì?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen liên quan đến một hay một số cặp cặp nuclêôtit. - Các dạng: + Mất cặp nuclêôtit. + Thêm cặp nuclêôtit. + Thay thế cặp nuclêôtit. + Đảo vị trí cặp nuclêôtit.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen: biến gen:
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN trong điều kiện tự nhiên.
môi trường.
Hoạt động 2:
-GV: Cho HS nghiên cứu thông tin và cho biết: + Vì sao nói đột biến gen gây ra biến đổi kiểu hình?
+ Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
-HS: Trả lời -> Nhận xét, bổ sung.
-GV: Cho HS quan sát hình 21.2 -> 4 và tranh ảnh sưu tầm -> trả lời câu hỏi: Trong các đột biến trên hình 21.2 -> 4 đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho sinh sật và con người?
-HS: Trả lời: + Đột biến có lợi: hình 21.4. + Đột biến có hại: hình 21.2, 3. -GV : Nhận xét và giảng giải thêm:
+ Đột biến gen dẫn đến biến đổi cấu trúc prôtêin, gây ra biến đổi kiểu hình.
+ Đột biến gen làm phá vỡ cấu trúc hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc lâu đời nên thường biểu hiện ra kiểu hình có hại.
+ Tuy nhiên, cũng có những đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật. Mặt khác, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại sẽ có thể trở thành có lợi.