Mô hình tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 42)

Công ty Điện lực Nghệ An là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Bộ Công thương. Công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định tạm thời xếp Doanh nghiệp hạng I, khẳng định vai trò và vị thế của Công ty ngày một lớn mạnh.

Công ty Điện lực Nghệ An chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo gồm Giám đốc Công ty phụ trách chung và 03 Phó Giám đốc Công ty phụ trách 03 lĩnh vực: công tác kỹ thuật; công tác kinh doanh; công tác đầu tư xây dựng. Bộ máy tổ chức có 38 đơn vị trực thuộc bao gồm 13 phòng, ban chức năng; 20 Điện lực thành, huyện, thị và 05 phân xưởng phụ trợ.

Công ty có bề dày lịch sử hình thành và phát triển trên 58 năm. Trải qua bao thăng trầm đổi thay và những lần đổi tên: Nhà máy Điện Vinh - Sở Điện lực Nghệ Tĩnh - Sở Điện lực Nghệ An - nay là Công ty Điện lực Nghệ An, cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ năng lực, trí tuệ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt cùng các ngành, nghề và nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay.

Nhà máy Điện Vinh - tiền thân của Công ty Điện lực Nghệ An, đứa con đầu lòng của ngành Điện miền Bắc Xã hội chủ nghĩa có công suất 8.000kW được khởi công xây dựng vào ngày 1/1/1957 nhờ sự viện trợ giúp đỡ của Liên Xô, khánh thành vào tháng 8/1958 và đi vào hoạt động sản xuất, cung cấp điện cho các ngành công, nông nghiệp, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1964, đế quốc Mỹ ồ ạt ném bom vào miền Bắc, Nhà máy Điện Vinh bị tàn phá nặng nề. Để đảm bảo nguồn điện trong thời chiến, Cục Điện lực chủ trương vừa duy trì nhiệt điện Bến Thuỷ, vừa xây dựng Nhà máy nhiệt điện 3/2 ở hang Huyền

Trung - huyện Anh Sơn, đồng thời xây dựng các trạm máy phát điện bằng động cơ

điêzen nằm rải rác trên địa bàn Nghệ Tĩnh. Với tinh thần “thề quyết tử cho tổ quốc

quyết sinh”, Cán bộ công nhân viên Nhà máy một người làm việc bằng hai: chiến đấu, sản

xuất nhằm thực hiện “dòng điện không bao giờ tắt” trên quê hương Xô Viết Anh hùng.

Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh từ ngày 13/8/1984 với nhiệm vụ: Sản xuất và quản lý lưới điện trên lãnh thổ Nghệ Tĩnh từ cấp điện áp 110kV trở xuống; Thiết kế và xây lắp đường dây, trạm từ 35kV trở xuống; Nhận điện lưới và kinh doanh bán điện theo nhiệm vụ được giao. Từ chỗ sản xuất phục vụ điện theo hình thức bao cấp nay chuyển sang nhận lưới điện kinh doanh bán điện nên bước đầu Sở Điện lực Nghệ Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn như lao động dư thừa, chéo ngành, chéo nghề. Nhờ sự năng động sáng tạo, Ban lãnh đạo chủ trương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, chủ động giải quyết việc làm phù hợp cho công nhân nhằm tháo gỡ những vướng mắc, từng bước ổn định hoạt động của đơn vị, phục vụ tốt khách hàng dùng điện.

Tháng 10/1985, Nhiệt điện Bến Thuỷ ngừng hoạt động do nguồn điện ở phía Bắc được tăng cường (Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hoà vào lưới).

Ngày 30/9/1991, Sở Điện lực Nghệ Tĩnh được tách ra làm 2 đơn vị quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (trên cơ sở chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Sở Điện lực Nghệ An sau khi tách ra được gọi là Điện lực Nghệ An. Đến năm 2009, Điện lực Nghệ An được đổi tên thành Công ty Điện lực Nghệ An. Với những bước đi tỏa sáng, Công ty Điện lực Nghệ An luôn làm tròn chức năng nhiệm vụ quản lý vận hành và kinh doanh điện năng, đáp ứng tốt nhu cầu về điện của địa phương, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ hội nhập. Đội ngũ CBCNV trưởng thành về mọi mặt, các phong trào thi đua liên tiếp được phát động và đạt nhiều thành tích xuất sắc. Công ty Điện lực Nghệ An luôn là đơn vị có nhiều bề nổi trong phong trào thi đua của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. CBCNV yên tâm công tác, đời sống luôn ổn định và không ngừng được nâng cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển công tác sản xuất - kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)