Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố thành phần với sự thỏa mãn chung, luận văn đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến của mô hình như sau:
Giả thuyết H1: Cảm nhận bản chất công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Môi trường làm việc Lãnh đạo
Đồng nghiệp
Tiền lương
Đánh giá thực hiện công việc Phúc lợi
Sự thỏa mãn công việc
Bản chất công việc Đặc điểm nhân khẩu học:
+ Độ tuổi + Giới tính + Trình độ + Nơi làm việc + Mức thu nhập
Giả thuyết H2: Cảm nhận cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H3: Cảm nhận quan hệ với lãnh đạo được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H4: Cảm nhận quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H5: Cảm nhận môi trường làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H6: Cảm nhận tiền lương được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H7: Cảm nhận thực hiện công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H8: Cảm nhận phúc lợi được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn với công việc của người lao động.
Giả thuyết H9: Có sự khác nhau về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhân viên theo các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính; tuổi tác; trình độ học vấn, chuyên môn; bộ phận công tác; thu nhập của nhân viên.
Tóm tắt:
Chương I đã đưa ra một số khái niệm về mức độ thỏa mãn trong công việc, sự cần thiết phải đo lường sự thỏa mãn đối với công việc.
Chương này đã trình bày tóm tắt nội dung các học thuyết về sự thỏa mãn công việc của người lao động bao gồm: Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943); Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1966); Thuyết công bằng của Adam (1963); Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964); Thuyết ERG của Alderfer (1972); Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham (1974); Thuyết thành tựu của McClelland (1988).
Chương này cũng đã trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây của các tác
giả trong và ngoài nước, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công
việc. Sau đó, đã xác định 8 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người
lao động tại Công ty Điện lực Nghệ An gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và
thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tiền lương, đánh giá thực hiện công việc, phúc lợi. Đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến của mô hình, có 8 giả thuyết tương ứng với 8 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU