Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 35)

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể là:

2.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với một số người lao động để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức. Phương pháp này được thực hiện thông

qua thảo luận nhóm với nội dung được chuẩn bị trước (Phụ lục A.1: Biên bản thảo

Thành phần tham dự buổi thảo luận: chủ trì đề tài và 10 người đang công tác tại Công ty Điện lực Nghệ An.

Có khá nhiều ý kiến tham gia. Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với những nội dung dự kiến. Trong đó, ý kiến nhiều người quan tâm nhất đó chính là vấn đề lương bổng và các chính sách đãi ngộ khác. Họ đặc biệt lưu ý đến các phúc lợi mà họ được hưởng khi làm việc ở doanh nghiệp như: đóng bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhà ở khi làm việc ở xa, các chế độ khi đi công tác… Nhiều ý kiến khác cũng nhấn mạnh đến môi trường làm việc và đưa ra nhiều sự so sánh với các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An.

Nhiều ý kiến cho rằng việc lãnh đạo đánh giá một cách đầy đủ những công việc đã làm được của nhân viên sẽ đóng vai trò như một sự động viên, khích lệ kịp thời, tạo cho nhân viên có được niềm tin, động lực hoàn thành tốt hơn công việc được giao.

Nhiều ý kiến tham gia nói nhiều về công việc họ đang làm, đặc biệt là những nhân viên có chí hướng phấn đấu cao. Họ mong muốn có được những trách nhiệm rõ ràng, cụ thể ở vị trí mà họ đang đảm nhận. Đồng thời, họ mong muốn được góp tiếng nói của mình vào việc ra quyết định của lãnh đạo cấp trên.

Khi bàn về các yếu tố cá nhân, nhiều ý kiến thể hiện rõ ràng rằng làm việc ở bộ phận khác nhau thì sự thỏa mãn cũng khác nhau.

Bảng câu hỏi trước khi phát ra sẽ tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia và thu thập thử nghiệm để kiểm tra cách trình bày và ngôn ngữ thể hiện.

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp. Đây là giai đoạn

nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát một số (theo mẫu chọn n =

220) người lao động đang làm việc tại Công ty Điện lực Nghệ An qua phiếu khảo sát.

Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước sau:

- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên đến 0,95 thì thang đo lường là tốt. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo (Nunnaly & Burnstein, 1994). Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue bằng 1. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Jun & cộng sự, 2002). Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & cộng sự, 2003).

Đầu tiên, thực hiện hai kiểm định là “KMO and Bartlett's Test”. Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), các biến có hệ số truyền tải (factors loading) nhỏ hơn 0.5 hoặc khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương

sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing

& Anderson, 1988).

Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện sau:

- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến (Communality) >0.50. - Hệ số tải lên nhân tố chính |>0.50| được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn của

hệ số tải giữa hai nhân tố <0.30) (Nguyễn Đình Thọ, 2010).

Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng một cấu trúc tiềm ẩn nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực

tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và cộng sự, 2010).

- Thống kê mô tả xem xét mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Điện lực Nghệ An.

- Phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test: để kiểm định giả thuyết, có hay không sự khác nhau về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm cá nhân.

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố hài lòng công việc đến sự hài lòng chung của người lao động. Biến phụ thuộc là yếu tố “mức độ hài lòng công việc” và biến độc lập là các yếu tố hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích EFA và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Mô hình dự đoán có thể là:

Yi = β0 + β1X1i + β2 X2i +β3 X3i + … βk Xki + εi Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yi = biến phụ thuộc (mức độ hài lòng công việc của người lao động)

Xk = các biến độc lập (các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc)

β0 = hằng số

βk = các hệ số hồi quy (i > 0)

εi = thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Biến phụ thuộc là yếu tố sự hài lòng chung và biến độc lập là các yếu tố hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích nhân tố EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp Enter, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc nói chung, biến độc lập dự kiến là sự thỏa mãn đối với bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tiền lương, đánh giá thực hiện công việc, phúc lợi.

Trong phương pháp này, hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, dò tìm sự vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 35)