Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 39)

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 2.2. Nghiên cứu chính thức

2.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được thực hiện trên cơ sở thang đo đã chọn và bản thảo luận nhóm về mức độ thỏa mãn của người lao động đối với công việc đang làm. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp. Một thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý với phát biểu (1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: tạm đồng ý; 4 đồng ý; 5: hoàn toàn

đồng ý) (Phụ lục A.2: Phiếu khảo sát định lượng).

Hệ thống hóa lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức

Thảo luận nhóm

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên

Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn

Lấy thông tin vào bảng câu hỏi

Nhập số liệu và sử lý số liệu (SPSS)

Kiểm định thang đo và mô hình hồi quy

Đo lường mức độ thỏa mãn tại Công ty

Kết luận và nhận xét

Đề xuất các kiến nghị

Thiết kế lần 1

Thiết kế lại để hoàn chỉnh Thiếtkế lần 2

Nội dung xử lý số liệu:

 Kiểm định thang đo.

 Đo lường mức độ thỏa mãn (trung bình các biến tiềm ẩn, biến phụ thuộc).

 Phân tích hồi quy để xác định trọng số cho từng nhóm biến.

2.2.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức tại Công ty Điện lực Nghệ An gồm 8 thành phần với 35 biến quan sát.

Bảng 2.1: Diễn đạt và mã hóa thang đo

TT Các thang đo Mã hóa

I Bản chất công việc

1 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân a11

2 Công việc thú vị a12

3 Công việc có nhiều thách thức a13

4 Việc phân chia công việc hợp lý a14

II Cơ hội đào tạo và thăng tiến

5 Công ty cung cấp cho anh (chị) các chương trình đào tạo cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho công việc

a21

6 Các chương trình đào tạo của Công ty có hiệu quả tốt a22

7 Chính sách thăng tiến của Công ty công bằng a23

8 Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở Công ty a24

9 Công ty tạo cho anh (chị) nhiều cơ hội để phát triển cá nhân a25

III Lãnh đạo

10 Lãnh đạo gương mẫu, lời nói và việc làm song hành a31

11 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành a32

12 Người lao động nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết a33

13 Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người lao động a34

14 Người lao động được tôn trọng và tin cậy trong công việc a35

15 Người lao động được đối xử công bằng, không phân biệt a36

IV Đồng nghiệp

16 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau a41

17 Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt a42

18 Đồng nghiệp thân thiện a43

V Tiền lương

19 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc a51

20 Anh (chị) có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Công ty a52

21 Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên trong Công ty a53

VI Môi trường làm việc

23 Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc tốt a61

24 Áp lực công việc không quá cao a62

25 Không phải thường xuyên làm việc thêm giờ hoặc mang công việc

về nhà làm mới kịp tiến độ

a63

26 Không phải lo lắng về việc mất việc làm a64

27 An toàn a65

VII Đánh giá thực hiện công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28 Việc đánh giá được thực hiện định kỳ a71

29 Đánh giá khách quan, khoa học, công bằng a72

30 Kết quả đánh giá phản ánh đầy đủ, chính xác a73

31 Kết quả đánh giá được sử dụng để xét lương, thưởng, đề bạt a74

32 Đánh giá giúp cải thiện và nâng cao năng suất lao động a75

VIII Phúc lợi

33 Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích a81

34 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo của Công ty đối

với người lao động a82

35 Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và hấp dẫn người lao động a83

IX Sự thỏa mãn (hài lòng) của người lao động đối với Công ty

36 Hài lòng khi làm việc ở Công ty a91

37 Giới thiệu với mọi người đây là nơi tốt nhất để làm việc a92

38 Rất tự hào khi làm việc ở Công ty a93

39 Coi Công ty như ngôi nhà thứ hai của mình a94

Tóm tắt:

Chương này đã trình bày các nội dung:

- Thiết kế nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính, định lượng), xây dựng quy trình nghiên cứu.

- Nghiên cứu chính thức: Thiết kế phiếu khảo sát (sử dụng thang đo Likert 5 bậc), diễn đạt và mã hóa bằng câu hỏi để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu, các phương pháp đánh giá thang đo.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Nghệ An

3.1.1. Mô hình tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Nghệ An là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Bộ Công thương. Công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định tạm thời xếp Doanh nghiệp hạng I, khẳng định vai trò và vị thế của Công ty ngày một lớn mạnh.

Công ty Điện lực Nghệ An chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo gồm Giám đốc Công ty phụ trách chung và 03 Phó Giám đốc Công ty phụ trách 03 lĩnh vực: công tác kỹ thuật; công tác kinh doanh; công tác đầu tư xây dựng. Bộ máy tổ chức có 38 đơn vị trực thuộc bao gồm 13 phòng, ban chức năng; 20 Điện lực thành, huyện, thị và 05 phân xưởng phụ trợ.

Công ty có bề dày lịch sử hình thành và phát triển trên 58 năm. Trải qua bao thăng trầm đổi thay và những lần đổi tên: Nhà máy Điện Vinh - Sở Điện lực Nghệ Tĩnh - Sở Điện lực Nghệ An - nay là Công ty Điện lực Nghệ An, cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ năng lực, trí tuệ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt cùng các ngành, nghề và nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay.

Nhà máy Điện Vinh - tiền thân của Công ty Điện lực Nghệ An, đứa con đầu lòng của ngành Điện miền Bắc Xã hội chủ nghĩa có công suất 8.000kW được khởi công xây dựng vào ngày 1/1/1957 nhờ sự viện trợ giúp đỡ của Liên Xô, khánh thành vào tháng 8/1958 và đi vào hoạt động sản xuất, cung cấp điện cho các ngành công, nông nghiệp, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1964, đế quốc Mỹ ồ ạt ném bom vào miền Bắc, Nhà máy Điện Vinh bị tàn phá nặng nề. Để đảm bảo nguồn điện trong thời chiến, Cục Điện lực chủ trương vừa duy trì nhiệt điện Bến Thuỷ, vừa xây dựng Nhà máy nhiệt điện 3/2 ở hang Huyền

Trung - huyện Anh Sơn, đồng thời xây dựng các trạm máy phát điện bằng động cơ

điêzen nằm rải rác trên địa bàn Nghệ Tĩnh. Với tinh thần “thề quyết tử cho tổ quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết sinh”, Cán bộ công nhân viên Nhà máy một người làm việc bằng hai: chiến đấu, sản

xuất nhằm thực hiện “dòng điện không bao giờ tắt” trên quê hương Xô Viết Anh hùng.

Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh từ ngày 13/8/1984 với nhiệm vụ: Sản xuất và quản lý lưới điện trên lãnh thổ Nghệ Tĩnh từ cấp điện áp 110kV trở xuống; Thiết kế và xây lắp đường dây, trạm từ 35kV trở xuống; Nhận điện lưới và kinh doanh bán điện theo nhiệm vụ được giao. Từ chỗ sản xuất phục vụ điện theo hình thức bao cấp nay chuyển sang nhận lưới điện kinh doanh bán điện nên bước đầu Sở Điện lực Nghệ Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn như lao động dư thừa, chéo ngành, chéo nghề. Nhờ sự năng động sáng tạo, Ban lãnh đạo chủ trương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, chủ động giải quyết việc làm phù hợp cho công nhân nhằm tháo gỡ những vướng mắc, từng bước ổn định hoạt động của đơn vị, phục vụ tốt khách hàng dùng điện.

Tháng 10/1985, Nhiệt điện Bến Thuỷ ngừng hoạt động do nguồn điện ở phía Bắc được tăng cường (Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hoà vào lưới).

Ngày 30/9/1991, Sở Điện lực Nghệ Tĩnh được tách ra làm 2 đơn vị quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (trên cơ sở chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Sở Điện lực Nghệ An sau khi tách ra được gọi là Điện lực Nghệ An. Đến năm 2009, Điện lực Nghệ An được đổi tên thành Công ty Điện lực Nghệ An. Với những bước đi tỏa sáng, Công ty Điện lực Nghệ An luôn làm tròn chức năng nhiệm vụ quản lý vận hành và kinh doanh điện năng, đáp ứng tốt nhu cầu về điện của địa phương, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ hội nhập. Đội ngũ CBCNV trưởng thành về mọi mặt, các phong trào thi đua liên tiếp được phát động và đạt nhiều thành tích xuất sắc. Công ty Điện lực Nghệ An luôn là đơn vị có nhiều bề nổi trong phong trào thi đua của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. CBCNV yên tâm công tác, đời sống luôn ổn định và không ngừng được nâng cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển công tác sản xuất - kinh doanh của đơn vị.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Nghệ An

Công ty Điện lực Nghệ An có chức năng quản lý vận hành lưới điện từ 35 kV trở xuống và kinh doanh phân phối điện năng trên địa bàn của 20 huyện, thành, thị

thuộc tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh tỉnh nhà.

Công ty Điện lực Nghệ An là đơn vị phân phối điện có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý kinh doanh điện năng với lực lượng lao động lên tới trên 1.300 người. Phát huy những lợi thế sẵn có, trong những năm gần đây, bên cạnh hoạt động chính, Công ty Điện lực Nghệ An đã liên tục mở rộng đa ngành nghề, tạo thế mạnh cho công tác sản xuất - kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển, bước đầu đem lại hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội.

Cụ thể, Công ty Điện lực Nghệ An kinh doanh những ngành nghề sau:

- Công nghiệp điện năng, quản lý vận hành, mua bán điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện. - Xây lắp đường dây và trạm biến áp.

- Khảo sát, thiết kế công trình điện. - Kinh doanh và vận tải thiết bị điện. - Mua bán vật tư thiết bị điện.

- Tư vấn lập các dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35 kV; Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110kV…

3.1.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty

Năm 2012, Công ty Điện lực Nghệ An đã cung cấp 1.372,401 triệu kWh điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đạt hoàn thành 100,07% so với kế hoạch được giao, so với thực hiện cùng kỳ năm 2011 tăng 13,92%.

Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện 11,14%, thấp hơn kế hoạch giao 0,36%; so cùng kỳ năm 2011 giảm 0,35%. Tuy nhiên tổn thất của toàn Công ty vẫn còn cao so với khả năng thực hiện.

Giá bán điện bình quân đạt 1.282,38 đồng/kWh, cao hơn kế hoạch giao 3,38 đồng/kWh, so với thực hiện cùng kỳ năm 2011 tăng 138,27 đồng/kWh. Giá bán điện bình quân tăng chủ yếu do đổi giá và sản lượng điện sinh hoạt, thương nghiệp - dịch vụ tăng cao.

Tổng số khách hàng ký hợp đồng mua điện là 544.317 khách hàng, tăng 32.353 khách hàng so với năm 2011. Trong đó bao gồm các thành phần kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; thương nghiệp - dịch vụ; quản lý - tiêu dùng và hoạt động khác.

Tổng doanh thu năm 2012 của Công ty là 1.765.684.240.716 đồng. Công ty đã nộp ngân sách (thuế) tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc là 161.455.382.191 đồng và nộp tại địa phương là 15.635.133.421 đồng.

3.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực

Tổng số lao động hiện nay của Công ty Điện lực Nghệ An là 1.307 người. Ngoài lực lượng chính biên chế sản xuất điện, còn có biên chế sản xuất khác là 46 người. Lao động nữ có 366 người (chiếm 28%). Trình độ chuyên môn như sau: thạc sỹ 9 người, đại học 380 người, cao đẳng 128 người, trung cấp 267 người, công nhân kỹ thuật 498 người và 25 người lao động phổ thông không có bằng cấp. Về cơ bản, trình độ chuyên môn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất - kinh doanh của Công ty.

Thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 đạt 9,7 triệu đồng/người/tháng, 100% lao động thường xuyên có việc làm.

Nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh, Công ty còn ký hợp đồng thời vụ, hợp đồng xác định thời hạn với 07 người làm nhân viên vệ sinh, phục vụ và ký hợp đồng dịch vụ bán lẻ điện năng với 1.221 người (thực hiện công việc ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện tại các xã đã được ngành Điện tiếp nhận bán điện tận hộ).

3.1.5. Thực trạng của Công ty Điện lực Nghệ An và vấn đề cần giải quyết Thứ nhất, Công ty Điện lực Nghệ An là một Công ty hoạt động trong ngành Thứ nhất, Công ty Điện lực Nghệ An là một Công ty hoạt động trong ngành Điện, vì thế đặc thù lực lượng lao động ở đây chủ yếu phải có kiến thức tối thiểu về kỹ thuật và an toàn điện.

Thứ hai, Công ty Điện lực Nghệ An đang hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, chưa được phân cấp quyền tự chủ hạch toán độc lập trong sản xuất - kinh doanh nên hạn chế phát huy năng lực đạt hiệu quả kinh doanh.

Thứ ba, một số cán bộ, công nhân viên làm công tác phát triển khách hàng mới còn có hành vi tiêu cực, gây nhiều bức xúc trong dư luận làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành Điện cần chấn chỉnh kịp thời.

Thứ tư, nhiều lao động đã tỏ thái độ thiếu tích cực trong công việc, năng suất lao động còn thấp, hiệu quả lao động chưa cao, sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các bộ phận trong Công ty nhiều khi còn thiếu chặt chẽ. Năng lực của người đứng đầu một số đơn vị về điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại.

Thứ năm, một số cá nhân làm dịch vụ bán lẻ điện năng chưa thực sự nhiệt tình, hiệu quả công việc chưa cao, trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu và còn có hành vi tiêu cực gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành Điện. Theo lộ trình, Công ty sẽ dần xóa bỏ hợp đồng dịch vụ bán lẻ điện năng, thay thế người lao động của Công ty quản lý vận hành và kinh doanh bán điện tại các khu vực nông thôn đã được ngành Điện tiếp nhận. Vì vậy, sẽ đòi hỏi cần một số lượng lớn nhân lực đáp ứng trình độ chuyên môn theo yêu cầu.

Với thực trạng này, làm thế nào để nhanh chóng thiết lập và xây dựng một đội ngũ lao động vững mạnh, gắn bó lâu dài với Công ty, chính sách nhân sự cần quan tâm đến những yếu tố then chốt nào, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 39)