Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 32)

Từ cơ sở các học thuyết và nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn

công việc, còn biến độc lập là các biến sau: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và

thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tiền lương, đánh giá thực hiện công việc, phúc lợi.

Năm biến độc lập đầu tiên được lấy từ Chỉ số mô tả công việc JDI mặc dù tên gọi không hoàn toàn giống nhau nhưng nội dung khá tương đồng. Riêng hai biến độc lập được thêm vào trên cơ sở nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) về tình hình cụ thể của nhân viên ở Việt Nam cũng như một số nghiên cứu có liên quan đề cập đến sự

ảnh hưởng của điều kiện làm việcphúc lợi của Công ty đến sự thỏa mãn công việc

Tại Công ty Điện lực Nghệ An, để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc đánh giá thực hiện công việc (theo định kỳ) cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Kết quả đánh giá cũng thường được sử dụng để xác định mức lương, thưởng. Vì vậy, nghiên cứu này đã bổ sung thêm một thành phần nữa là đánh giá thực hiện công việc. Như vậy, mô hình nghiên cứu đề nghị gồm có 8 thành phần.

Các nhân tố được lấy từ chỉ số JDI và các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này cũng như những chỉ số nào cấu thành nên nó sẽ được xem xét dựa trên các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Đây là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này.

Với cơ sở lý thuyết như trên, ta có thể tóm tắt mô hình nghiên cứu ban đầu như sau:

Hình 1.1: Đề xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 32)