Thuyết ERG của Alderfer (Alderfer’s ERG Theory)

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 25)

Năm 1972, Alderfer sau nhiều nghiên cứu về nhu cầu của con người khẳng định rằng con người theo đuổi đồng thời 3 nhu cầu cơ bản:

+ Nhu cầu tồn tại (Existence needs) + Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs) + Nhu cầu tăng trưởng (Growth needs)

-> Nhu cầu tồn tại: Ước vọng khỏe mạnh về thân xác và tinh thần -> Nhu cầu giao tiếp: Ước vọng thỏa mãn trong quan hệ với mọi người

-> Nhu cầu tăng trưởng: Ước vọng cho tăng trưởng và phát triển cá nhân Các nội dung của lý thuyết ERG:

- Khi một nhu cầu cao hơn không thể được thỏa mãn (frustration) thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi (regression).

- Lý thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu ảnh hưởng đến sự động viên.

Nhận xét lý thuyết ERG:

- Các bằng chứng nghiên cứu đã hổ trợ lý thuyết ERG

Hiệu ứng frustration-regression dường như có đóng góp giá trị vào hiểu biết của con người về sự động viên

- Lý thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân viên tìm kiếm mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này là phù hợp với các tiêu chuẩn của thị trường lao động. Bởi vì lúc này các nhân viên không cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trưởng. Clayton Alderfer (1969) nhìn chung thuyết này giống như thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, tuy nhiên có một số khác biệt như số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba thay vì năm, đó là nhu cầu tồn tại (existence need), nhu cầu liên đới (relatedness need) và nhu cầu phát triển (growth need), kế tiếp Alderfer cho rằng, có thể có nhiều nhu cầu xuất hiện trong cùng một thời điểm (Maslow cho rằng chỉ có một nhu cầu xuất hiện ở một thời điểm nhất định) và cuối cùng là yếu tố bù đắp giữa các nhu cầu, một nhu cầu không được đáp ứng có thể được bù đắp bởi nhu cầu khác (Kreitner & Kinicki, 2007).

Mô hình hồi quy tuyến đa biến trong nghiên cứu này được xây dựng trong đó biến phụ thuộc (sự hài lòng công việc) và nhiều biến độc lập khác nhau (sự hài lòng của các nhu cầu khác nhau) đã chứng tỏ con người cùng lúc có nhiều nhu cầu chứ không phải là một.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty điện lực nghệ an (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)