Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả chỉ ra rằng, sự thỏa mãn với công việc của nhân viên Công ty Điện lực Nghệ An gồm 3 thành phần:
- Đánh giá thực hiện công việc: đo lường bằng 5 biến quan sát. - Tiền lương và phúc lợi: đo lường bằng 6 biến quan sát.
- Bản chất công việc: đo lường bằng 3 biến quan sát. Các kết quả trên có ý nghĩa sau đây:
Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo đo lường sự thỏa mãn của người lao động về công việc tại Việt Nam, đặc biệt là sự thỏa mãn của nhân viên bằng cách bổ sung vào nó một hệ thống thang đo đo lường sự thỏa mãn của nhân viên với công việc tại Công ty Điện lực Nghệ An. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại Việt Nam có được hệ thống thang đo để thực hiện các nghiên cứu của mình tại các doanh nghiệp. Hơn nữa, hệ thống thang đo này có thể làm cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu về sự thỏa mãn của người lao động nói chung và của nhân viên nói riêng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi của nhân viên tại Việt Nam vì hiện nay một trong những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu này là thiếu hệ thống đo lường cơ sở tại từng doanh nghiệp để thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệt là tại các doanh nghiệp trung ương đóng tại địa phương.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp có thể sử dụng, điều chỉnh và bổ sung thang đo lường này cho các nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại đơn vị mình.
Theo kết quả nghiên cứu, sự thỏa mãn với công việc của nhân viên Công ty Điện lực Nghệ An được đo lường bằng 35 biến quan sát. Các biến quan sát này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng doanh nghiệp và từng thời kỳ khác nhau. Bởi vì mỗi một doanh nghiệp có những thuộc tính đặc trưng riêng và chính sách mỗi thời kỳ là khác nhau.