Tình hình sản xuất tiêu thụ chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 46)

M Ở ĐẦU

1.4.4.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè ở Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ đạt 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện tích năm 2007. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam tăng khoảng 40 triệu USD so với năm trước đó, đạt 117 ngàn tấn. Việt Nam hiện có 270 doanh nghiệp làm chè, 75% lượng chè khô làm ra hàng năm được xuất khẩu sang 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè [6, 8].

Ở nước ta các công trình nghiên cứu về những tác dụng của hợp chất flavonoid có trong chè còn rất hạn chế. Việc tinh chế các chất hữu ích có trong chè vẫn là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi công nghệ hiện đại và tốn nhiều tiền bạc, mà điều đó ở nước ta chưa thực sự đáp ứng được. Mới đây có một vài nghiên cứu mang tính chất thăm dò như nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Đặng Dung (khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông nghiệp I) và Lê Như Bích (Trường Đại học Đà Lạt) về: “Ảnh hưởng của các điều kiện che phủ khác nhau đến hàm lượng L-theanine, caffeine, và các catechin trong lá chè tươi thuộc hai giống chè Nhật (Yabukita và Sayamakaori) trồng tại vùng New South Wales (Úc).

Nghiên cứu của GS. Hà Duyên Tư và ThS. Vũ Hồng Sơn (Trường Đại học Bách khoa – Hà Nội) về: “Tối ưu hóa quá trình trích ly polyphenol từ lá chè già bằng phương pháp hàm mong đợi” [2].

Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thành Quân, Nguyễn Hải Hà, Bạch Long Giang (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG – HCM) và Tống Văn Hằng (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh) về: “Hàm lượng polyphenol tổng, catechin tổng và hoạt tính quét gốc tự do DPPH của một số loại trà xanh trên thị trường Việt Nam”.

Và còn một số những nghiên cứu khác của những tác giả khác, điều đó cho thấy mặc dù trên thế giới đang rất quan tâm và nghiên cứu rộng rãi về những tác dụng của các chất có trong chè. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về chè còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)