M Ở ĐẦU
1.3.2.1. Giới thiệu chung về cây cam
Cam hay Cam chanh có tên khoa học Citrus sinensis (L.) Osheck hay
Caurantium L. var. dulcis L., thuộc họ Cam - Rutaceae. Cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gaị Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưạ Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5-8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3-5mm, khó bóc; cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12 [1, 4, 9]. Có nhiều giống cam quý ở Việt Nam. Cam xã đoài, thơm, ngon, ngọt. Cam đường, vỏ mỏng, màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, dễ bóc gồm cam giấy, cam bù
và cam voi (dạng lai giữa cam bù và bưởi). Cam sành vỏ dày, sần sùi, dễ bóc, ruột đỏ, vị ngọt hơi chua, giống phổ biến là cam bố hạ. Cam ở miền nam khi chín vỏ quả vẫn xanh. Vỏ của những giống này cũng được dùng như cam chanh với công dụng tương tự [1,7, 9].
Quả cam Cây cam
1.3.2.2. Thành phần hóa học
Trong cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả cam là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô. Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu mùi cam rụng (petitgrain) thành phần chính là d-limonen (90%). Hoa chứa tinh dầu mùi cam (neroli) gồm limonen, linalol, geraniol [1, 7, 9].
1.3.2.3. Tác dụng sinh học
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểụ Vỏ quả Cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây Cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị [1, 4, 12].
1.3.3. Tính chất hóa lý và cấu trúc hóa học của các flavonoid chính trong vỏ họ citrus
Các chất flavonoid có trong vỏ cam và bưởi đó là naringin và hesperidin thuộc nhóm bioflavonoid:
Hesperidin
- Công thức hóa học: C28H34O15; - Phân tử lượng: 610,56
- Tên hóa học: Hesperitin 7- Rhamnoglucoside; Hesperetin -7- rutinoside
Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của Hesperidin
- Hesperidin: là một loại flavanone glycoside được tìm thấy trong trái cây nhóm citrus như chanh và cam. Dạng aglycone được gọi là hesperetin. Hesperidin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ của câỵ Hesperidin được sử dụng rộng dãi trong bào chế nhiều loại thuốc, biệt dược và thực phẩm chức năng. Hesperidin có tác dụng kháng viêm, chống ôxy hóa, chống dị ứng, chống ung thư, kháng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vi rút..), giảm đau, hạ sốt, chống độc, chống loãng xương và đặc biệt khi dùng phối hợp với vitamin C có tác dụng cộng hưởng và hỗ trợ hấp thụ vitamin C rất tốt. Thuốc bào chế từ hesperidin được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh trĩ [12, 50, 53, 61, 65, 82] .
Naringin
- Công thức cấu tạo: C27H32O14 - Phân tử lượng: 580,54
- Tên hóa học: Naringoside; 4',5,7-Trihydroxyflavanone-7-rhamnoglucoside; 4',5,7-Trihydroxyflavanone-7-rutinosidẹ
Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của Naringin
- Naringin tinh khiết có màu vàng nhạt, dạng bột, là một flavanone glycosidẹ Nó là thành phần flavonoid chủ yếu trong bưởi chùm, làm cho nước bưởi có vị đắng. Trong cơ thể người, naringin được chuyển hóa thành naringenin, một dạng flavanonẹ Cả naringenin và hesperetin là những aglycone của naringin và hesperidin có mặt tự nhiên trong trong quả có múi (họ Cam chanh).
Nhìn chung, hesperidin và naringin có cấu trúc tương tự nhau, chúng giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não [40, 80, 82].