Chiết xuất cách ợp chất flavonoid từvỏ củ hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 33)

M Ở ĐẦU

1.2.4. Chiết xuất cách ợp chất flavonoid từvỏ củ hành

Các flavonoid có trong các loại rau quả thường được chiết tách bằng các dung môi như methanol, ethanol ở các nồng độ khác nhau [39, 38] nhưng trong một vài trường hợp người ta cũng dùng dung môi là ethyl acetate hoặc aceton, hoặc sử dụng dung môi là nước [43, 47]. Trích ly các flavonoid được thực hiện

bằng các phương pháp trích ly hồi lưu, trích ly tĩnh, trích ly có sử dụng hỗ trợ vi sóng, … [52, 66, 71].

Năm 2004 Martino K. G. và Guyer D. đã sử dụng phương pháp trích ly carbon dioxide CO2 lỏng siêu tới hạn để chiết xuất quercetin từ hai giống hành đỏ và vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai giống hành đỏ và vàng cho hàm lượng quercetin khá giống nhau: giống hành đỏ có trung bình 0,024g quercetin/kg vỏ hành; còn giống hành vàng đạt 0,020 g quercetin/kg vỏ hành [72].

Nhà khoa học Horbowicz năm 2002 cũng đã công bố công trình nghiên cứu về phương pháp chiết tách quercetin từ vỏ hành tây màu nâụ Trong nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời gian, nhiệt độ và loại dung môi trích ly quercetin từ vỏ hành và đã chọn ra được dung môi trích ly là ethyl acetate, trích ly ở nhiệt độ thường trong thời gian 4 giờ cho sản phẩm quercetin dạng bột màu vàng có độ tinh khiết đạt 70%. Bài báo cũng chỉ ra nếu tăng nhiệt độ trích ly lên thì hiệu suất thu nhận quercetin tăng nhưng độ tinh khiết lại giảm [39].

Ở nước ta, hành ta được trồng nhiều ở các vùng như Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Phan Rang, Đà Lạt, Sóc Trăng… Nhân dân đã sử dụng hành tây như một loại rau và hành ta như một loại gia vị thường ngày nên diện tích trồng giống hành ngày một gia tăng, đồng thời các cơ sở chế biến hành cũng tăng theo, làm tăng lượng phế thải vỏ hành [8].

Trên thực tế, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu về thu nhận các chất flavonoid tự nhiên từ vỏ hành, một nguồn phế thải ngày càng lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra công nghệ xử lý nguồn nguyên liệu lớn, rẻ tiền để thu nhận các hoạt chất sinh học là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)