Xác định thành phần các chất flavonoid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 96)

M Ở ĐẦU

3.3.2.1. Xác định thành phần các chất flavonoid

ạTrích ly các hợp chất flavonoid từ phế thải chè:

Mẫu thí nghiệm 100 g chè được trích ly 2 lần với MeOH 70% (1000 ml) trong thời gian 30 phút, lọc, cô đuổi dung môi MeOH, sau đó được trích ly 2 lần với CHCl3 (300 ml) để loại bỏ cafeine, các chất màu và các chất không phân cực. Phần nước thu được tiếp tục trích ly 2 lần với EtOAc (300 ml), cô đuổi dung môi thu được sản phẩm các hợp chất flavoid từ chè.

b. Phân tích thành phần các chất flavonoid có trong phế thải chè:

Cao chiết EtOAc từ chè được phân tích thành phần để xác định hàm lượng các chất flavonoid bằng phương pháp HPLC. HPLC được thực hiện trên thiết bị Shimadzu LC-10Avvp, detector Shimadzu SPD - 10Avp UV-Vis. Với các điều kiện: hệ dung môi với pha động 70% acetonitrile, 0,2% formic acid (A) và 20% acetonitrile, 0,2% formic acid (B), cột tách (100xØ2,0 mm); xác định ở bước sóng 280 nm, vận tốc dòng chảy 1ml/phút. Cho kết quả sắc ký đồ:

Hình 3.5. Sc ký đồ HPLC cao chiết flavonoid t phế thi chè

Dựa vào các chất chuẩn catechin chúng tôi đã xác định được thành phần các chất flavonoid có trong phế thải chè. Hàm lượng các chất được tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích peak của nó trên tổng diện tích các peak có trong hỗn hợp. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.29.

Bng 3.29. Hàm lượng ca các cht flavonoid có trong cao chiết đã tinh chế t phế thi chè

TT Tên chất Hàm lượng trong phế thải chè (%)

1 Catechin (E) 0,89 ± 0,1

2 Catechin gallate (CG) 4,43 ± 0,2

3 Epicatechin (EC) 1,96 ± 0,1

4 Epigallocatechin (EGC) 2,19 ± 0,1

5 Epicatechin gallate (ECG) 16,38 ± 0,5

6 Epigallocatechin gallate (EGCG) 64,3 ± 0,5

3.3.1.2. Xác định cu trúc hoá hc các cht flavonoid có trong phế thi chè

ạ Tách các hợp chất flavonoid từ phế thải chè

Dựa vào phương pháp trích ly các hợp chất flavonoid từ phế thải chè ở mục 3.3.1.1. 200 g chè được trích ly 2 lần với MeOH 70% (1000 ml) trong thời gian 30 phút, lọc, cô đuổi bớt dung môi MeOH, sau đó được trích ly 2 lần với CHCl3 (300 ml) để loại bỏ cafeine, các chất màu và các chất không phân cực. Phần nước thu được tiếp tục trích ly 2 lần với EtOAc (300 ml), cô đuổi dung môi thu được sản phẩm các hợp chất flavonoid từ chè (6,2 g). Sản phẩm flavonoid được cho chạy qua cột Sephadex LH-20, với dung môi rửa giải EtOH, các phân đoạn được kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng TLC với chloroform/methanol/acetic acid (70:30:1, v/v), với chỉ thị mầu 50% H2SO4 hoặc hỗn hợp 0,2% FeCl3 và 0,5% o-phenanthroline trong cồn để xác định các chất catechin gộp các phần có cùng Rf thu đươc phân đoạn I (0,96 g), phân đoạn II (0,51 g), phân đoạn III (1,12 g), phân đoạn IV (1,85g). Phân đoạn I–IV tiếp tục tách trên hệ phân tách cột đồng bộ Flash 150 Binary system điều kiện tách: dung môi MeOH/H2O (30:70; v/v), cột Inertsil PREP-ODS 250xØ20 mm, vận tốc dòng chảy 10 ml/min, UV=280 nm, tách được các chất tinh khiết 1 (27,1 mg) từ phân đoạn I; chất 3 (52,3 mg) từ phân đoạn II; chất 2 (40,1 mg) và chất 4

b. Xác định cấu trúc hoá học

Bằng các phương pháp phân tích hiện đại HPLC, LC-MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NMR, 13C NMR, HMBC, HSQC, chúng tôi đã xác định cấu trúc hóa học như sau:

¾Catechin gallate (CG, 1): (2S,3R)-2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-3,4- dihydro-1(2H)-benzopyran-3,5,7-triol 3-(3,4,5-trihydroxybenzoate): bột màu trắng ngà; APCIMS (negative) m/z 441,32 ([M − H]−, 100%); công thức phân tử C22H18O10, phân tử lượng 442,37 1H NMR (500 MHz, DMSO) δ 5,03 (brs, 1H, H-2); 5,53 (m, 1H, H-3); 2,67-2,92 (m, 2H, H-4); 5,98 (s, 2H, H-6, H-8); 6,94 (d, J = 2,0 Hz, 1H, H-2’); 6,83 (đ, J= 2,0 Hz, 1H, H-6’); 6,72 (d, J= 8,0 Hz, 1H, H-5’); galloyl 6,96 (s, 2H, H-2, H-6). 13C NMR (125 MHz, DMSO) δ 77,5 (C-2); 68,9 (C-3); 25,7 (C-4); 98,3 (C-4a’); 95,5 (C-6); 94,8 (C-8); 156,7 và 156.7 và 156,0 (C-5, C-7, C-8a); 130,3 (C-1’); 114,9 và 113,9 (C-2’,C-6’); 145,1 và 118,3 (C-3’, C-5’); 138,6 (C-4’); galloyl 120,4 (C-1); 109,1 (C-2, C-6), 144,08 (C-3, C-5); 144,7 (C-4); 166,5 (C=0).

¾Epicatechin (EC, 2): (2R,3R)-2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-3,4-dihydro- 1(2H)-benzopyran-3,5,7-triol. Công thức phân tử C15H14O6. Phân tử lượng: 290,27. 1H NMR (500 MHz, DMSO) δ 5,02 (brs, 1H, H-2); 5,41 (m, 1H, H-3); 2,80-3,02 (m, 2H, H-4); 6,32 (d, J = 2,4 Hz, 1H, H-6); 6,41 (d, J = 2,4 Hz, 1H, H-8); 6,54 (d, J = 2,0 Hz, 1H, H-2’); 6,33 (đ, J= 2,0 Hz, 1H, H-6’); 6,22 (d, J= 8,0 Hz, 1H, H-5’);. 13C NMR (DMSO) δ 77,5 (C-2); 68,6 (C-3); 25,8 (C-4); 104,0 (C-4a’); 103,1 (C-6); 101,3 (C-8); 150,6, 156,7 và 155,9 (C-5, C-7, C-8a); 129,3 (C-1’); 106,3 (C-2’; C-6’); 145,2 (C-3’, C-5’); 132,6 (C-4’).

¾ Epigallocatechin (EGC, 3): (2R,3R)-2-(3,4,5-Trihydroxyphenyl)-3,4- dihydro-1(2H)-benzopyran-3,5,7-triol: chất bột màu trắng ngà, APCIMS (negative) m/z 305,34 ([M − H]−, 100%); công thức phân tử C15H14O7, phân tử lượng 306,3. 1H NMR (DMSO) δ 4,65 (brs, 1H, H-2); 4,06 (m, 1H, H-3); 2,59- 2,78 (m, 2H, H-4); 5,81 (d, J = 2.4 Hz, 1H, H-6); 5,83 (d, J = 2.4 Hz, 1H, H-8);

6,41 (s, 2H, H-2’, H-6’). 13C NMR (125 Hz, DMSO) δ 77,8 (C-2); 67,4 (C-3); 29,2 (C-4); 99,9 (C-4a’); 96,2 (C-6); 95,7 (C-8); 157,4, 157,1 và 156,0 (C-5, C- 7, C-8a); 131,2 (C-1’); 106,8 (C-2’, C-6’); 146,3 (C-3’, C-5’); 133,2 (C-4’).

¾Epicatechin gallate (ECG, 4): (2R,3R)-2-(3,4-Dihydroxyphenyl)-3,4- dihydro-1(2H)-benzopyran-3,5,7-triol 3-(3,4,5-trihydroxybenzoate): chất bột màu trắng ngà, APCIMS (negative) m/z 441,32 ([M − H]−, 100%); công thức phân tử C22H18O10; phân tử lượng: 442,37. 1H NMR (500 MHz, DMSO) δ 5,10 (brs, 1H, H-2); 5,42 (m, 1H, H-3); 2,67-2,92 (m, 2H, H-4); 5,91 (s, 2H, H-6); 5,91 (s, 2H, H-8); 6,90 (d, J = 2.0 Hz, 1H, H-2’); 6,8 (đ, J= 2.0 Hz, 1H, H-6’); 6,69 (d, J= 8.0 Hz, 1H, H-5’); galloyl 7,00 (s, 2H, H-2, H-6). 13C NMR (125 Hz, DMSO) δ 77.,6 (C-2); 68,4 (C-3); 25,7 (C-4); 98,3 (C-4a’); 95,6 (C-6); 95,9 (C- 8); 156,2 và 156,0 (C-5, C-7, C-8a, ); 129,9 (C-1’); 114,6 và 113,8 (C-2’, C-6’); 145,0 và 118,2 (C-3’, C-5’); 131,2 (C-4’); galloyl 120,4 (C-1); 109,1 (C-2, C-6); 144,08 (C-3, C-5); 138,6 (C-4); 166,5 (C=0).

¾Epigallocatechin gallate (EGCG, 5): (2R,3R)-2-(3,4,5-Trihydroxy- phenyl)-3,4-dihydro-1(2H)-benzopyran-3,5,7-triol 3-(3,4,5trihydroxy-

benzoate): chất bột màu trắng ngà APCIMS (negative) m/z 457,36 ([M − H]−, 100%); công thức phân tử C22H18O11; phân tử lượng: 458,37. 1H NMR (500 MHz, DMSO) δ 4,86 (brs, 1H, H-2); 5,42 (m, 1H, H-3); 2,71-2,92 (m, 2H, H-4); 5,87 (s, 2H, H-6, H-8); 6,42 (s, 2H, H-2’, H-6’); galloyl 6,86 (s, 2H, H-2, H-6). 13C NMR (125 MHz, DMSO) δ 77,5 (C-2); 68,9 (C-3); 25,9 (C-4); 98,3 (C-4a’); 95,4 (C-6); 94,7 (C-8); 156,4 và 155,8 (C-5, C-7, C-8a); 129,5 (C-1’); 105,7 (C- 2’, C-6’); 145,3 (C-3’, C-5’); 132,5 (C-4’); galloyl 120,3 (C-1); 109,1 (C-2, C- 6); 144,9 (C-3, C-5); 138,4 (C-4); 166,4 (C=0).

Cấu trúc hoá học của các chất từ (1)-(5) phân lập được từ phế thải chè . được thể hiện ở hình 3.6.

1 Catechin gallate (CG) 2 Epicatechin (EC) 3 Epigallocatechin (EGC) 4 Epicatechin gallate (ECG) 5 Epigallocatechin gallate (EGCG) Hình 3.6. Cu trúc hóa hc ca các cht 1-5 được tách t phế thi chè

3.3.3. Nghiên cứu công nghệ trích ly và công nghệ làm sạch các hợp chất flavonoid từ phế thải chè

3.3.3.1. Nghiên cu phân tích và x lý nguyên liu

Nguyên liệu phế thải chè thường là chè cám, vụn chè có độ ẩm 4-6% và độ mịn phù hợp cho quá trình trích ly nên không cần phải xử lý.

Tuy nhiên, trong trường hợp chè có độ ẩm >10 % và có nhiều cành cuộng thì cần tiến hành xử lý nguyên liệụ Để thuận lợi cho quá trình chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, chúng tôi tiến hành sấy nguyên liệu đến độ ẩm 5%. Các nhiệt độ sấy được khảo sát là: 60-70, 70-80, 80-90, 105oC. Với điều kiện trích ly: phương pháp trích ly động, dung môi trích ly là EtOH 95%; số lần trích ly: 2 lần; thời gian trích ly 1 giờ/lần; tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10; nhiệt độ trích ly: 70oC. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.30.

Bng 3.30. Kết qu nghiên cu chếđộ sy phế thi chè Hiệu suất trích ly flavonoid, % Nhiệt độ sấy, 0C Thời gian sấy, phút Lượng flavonoid tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với lượng flavonoid trong nguyên liệu 60-70 120 10,568 22,25 78,75 70-80 60 10,553 22,22 78,64 80-90 45 10,363 21,82 77,22 105 30 9,798 20,63 73,01

Qua kết quả ở bảng 3.30, chúng ta thấy sấy ở nhiệt độ cao cho hiệu suất trích ly và hàm lượng flavonoid tổng thấp, sấy ở nhiệt độ 70-80oC đến độ ẩm 5% cho hiệu suất thu nhận flavonoid cao và hàm lượng flavonoid tổng cũng cao hơn. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ sấy thích hợp là 70-800C.

3.1.2.2. Nghiên cu độ mn nguyên liu thích hp

Sau khi sấy, nguyên liệu phế thải chè được xay đến độ mịn thích hợp để thuận lợi cho quá trình trích lỵ Các độ mịn được khảo sát là: d ≤ 1mm; 1 < d ≤ 2 mm; để nguyên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.31.

Bng 3.31. Kết qu nghiên cu độ mn nguyên liu phế thi chè

Hiệu suất trích ly flavonoid, %

Độ mịn, mm Ltổượng thu ng flavonoid được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu d 1 10,450 22,00 77,87 1 < d ≤ 2 10,553 22,22 78,64 Để nguyên 9,559 20,12 71,23

Từ những kết quả thu được ở bảng 3.31 ta thấy độ mịn 1 < d ≤ 2 mm cho hiệu suất trích ly cũng như hàm lượng flavonoid tổng cao nhất. Vì vậy, chúng tôi sử dụng độ mịn này cho các thí nghiệm tiếp theọ

Việc lựa chọn dung môi ảnh hưởng trực tiếp đến việc tách chất ra khỏi nguyên liệụ Flavonoid là hợp chất có tính phân cực mạnh do đó thông thường sử dụng các chất có độ phân cực mạnh như MeOH, EtOH hay H2O làm dung môi trích lỵ Chúng tôi lựa chọn các loại dung môi để nghiên cứu: MeOH, EtOH 95%, EtOH 70%, EtOH 50%, H2Ọ Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.32.

Bng 3.32. nh hưởng ca dung môi đến quá trình trích ly flavonoids

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Dung môi Ltổượng thu ng flavonoid được, g So với tổng lượng

chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu MeOH 11,039 23,24 82,26 EtOH 95% 10,553 22,22 78,64 EtOH 70% 10,759 22,65 80,17 EtOH 50% 9,861 20,76 73,48 H2O 8,657 18,23 64,51

Kết quả ở bảng 3.32. cho thấy trích ly bằng các loại dung môi trên cho hiệu suất trích ly cũng như hàm lượng các hợp chất flavonoid như nhau, tuy nhiên trong đó MeOH và EtOH 70% cho hiệu suất trích ly cao nhất và H2O cho hiệu suất trích ly thấp nhất. Xét về hiệu quả kinh tế và độ an toàn cho sức khỏe, chúng tôi lựa chọn dung môi thích hợp nhất cho quá trình trích ly các hợp chất flavonoid từ phế thải chè là EtOH 70%.

3.3.3.3.Nghiên cu la chn phương pháp trích ly

Sau khi lựa chọn dung môi trích ly là EtOH 70%, chúng tôi tiến hành trích ly với tỷ lệ NL/DM: 1/10, số lần trích ly: 2 lần, bằng các phương pháp khác nhau: trích ly shoxlet (thời gian trích ly: 2 giờ), trích ly động ở nhiệt độ 70oC (thời gian trích ly: 1 giờ/lần), trích ly hồi lưu (thời gian trích ly: 1 giờ/lần) để lựa chọn phương pháp trích ly thích hợp nhất cho việc khai thác các hợp chất flavonoid trong phế thải chè. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.33.

Bng 3.33. Kết qu la chn phương pháp trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Phương pháp

trích ly

Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu Trích ly shoxlet 10,913 22,975 81,32 Trích ly động 10,759 22,65 80,17 Trích ly hồi lưu 10,775 22,68 80,29

Kết quả thu được cho thấy cả 3 phương pháp trích ly cho hiệu suất trích ly và hàm lượng flavonoid tổng trong cao chiết cao như nhaụ Trích ly động phù hợp với mô hình sản xuất thực nghiệm hơn. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương pháp trích ly động cho các thí nghiệm tiếp theọ

3.3.3.4. Nghiên cu la chn các điu kin công ngh trích ly thích hp

ạNghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ NL/DM môi đến hiệu suất trích ly

Để lựa chọn tỷ lệ NL/DM thích hợp, chúng tôi khảo sát các tỷ lệ: 1/8, 1/10 và 1/12. Các kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.34.

Kết quả ở bảng 3.34 cho thấy tỷ lệ NL/DM thích hợp nhất là 1/12 vì khi tỷ lệ NL/DM tăng lên 1/14 thì hiệu suất trích ly và thu nhận các hợp chất flavonoid tăng lên không nhiều so với chi phí sản xuất. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn tỷ lệ NL/DM là 1/14 cho các thí nghiệm tiếp theọ

Bng 3.34. nh hưởng ca t l NL/DM đến hiu sut trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Tỷ lệ NL/DM,

(m/v)

Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu 1/8 7,359 15,49 74,05 1/10 10,759 22,65 80,17 1/12 11,042 23,25 82,28 1/14 11,059 23,28 82,41 b. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu suất trích ly

Chúng tôi tiến hành trích ly với số lần trích ly khác nhau: 1, 2, và 3 lần để lựa chọn số lần trích ly thích hợp nhất sao cho vừa đạt hiệu suất trích ly cũng như thu nhận các hợp chất flavonoid. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.35.

Bng 3.35. nh hưởng ca s ln trích ly đến hiu sut trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Số lần trích ly Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu 1 9,975 21,00 74,33 2 11,042 23,25 82,28 3 11,11 23,38 82,76 Các kết quả thí nghiệm cho thấy số lần trích ly càng nhiều thì hiệu suất

trích ly càng tăng, tuy nhiên khi tăng số lần lên 3 lần thì hiệu suất trích ly cũng không tăng lên nhiềụ Vì vậy, chúng tôi lựa chọn trích ly 2 lần cho các thí nghiệm tiếp theọ

c. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu suất trích ly

Theo lý thuyết, thời gian trích ly càng dài thì hiệu suất thu nhận sản phẩm càng tăng, nhưng đến một ngưỡng thời gian nhất định thì lượng sản phẩm thu được tăng thêm không đáng kể, đồng thời có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần xác định thời gian trích ly thích hợp cho từng loại nguyên liệu và sản phẩm. Nguyên liệu chè chứa nhiều polyphenol dễ tan trong dung môi nước và cồn, nên các mức tổng thời gian trích ly cần khảo sát 1, 2, 3 giờ. Kết quả khảo sát về thời gian trích ly được ghi ở bảng 3.36.

Bng 3.36. nh hưởng ca thi gian đến hiu sut trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Thời gian, h Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid trong nguyên liệu 1 10,539 22,19 78,53 2 11,012 23,18 82,06 3 11,042 23,25 82,28

Kết quả ở bảng 3.36 cho thấy tổng thời gian trích ly cho hiệu quả cao nhất là 2 và 3 giờ, xét về mặt hiệu quả kinh tế chúng tôi chọn thời gian trích ly với tổng thời gian 2 lần là 2 giờ (mỗi lần 1 giờ).

d. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến hiệu suất trích ly

Trong phần nghiên cứu lựa chọn phương pháp trích ly các chất flavonoid, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp trích ly động là phương pháp thích hợp nhất. Tốc độ khuấy trộn cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất trích ly và hàm lượng flavonoid. Chúng tôi tiến hành khảo sát với các tốc độ khuấy trộn khác nhau: 200, 300 và 400 v/ph. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.37.

Bng 3.37. nh hưởng ca tc độ khuy trn đến hiu sut trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Tốc độ khuấy,

v/ph

Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonid có trong nguyên liệu 200 11,064 23,29 82,45 300 11,012 23,18 82,06 400 10,976 23,11 81,79

Từ kết quả thu được ở bảng 3.37, chúng tôi lựa chọn tốc độ khuấy trộn thích hợp nhất là 200 v/ph.

ẹ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hiệu suất trích ly

Chúng tôi khảo sát trích ly các mức nhiệt độ trích ly 60, 70, 80, 90oC. Mỗi mẫu thí nghiệm có khối lượng nguyên liệu: 50 g với hàm lượng flavonoid tổng là 28,27%. Kết quả khảo sát về nhiệt độ trích ly được ghi ở bảng 3.38.

Bng 3.38. nh hưởng ca nhit độ trích ly đến hiu sut trích ly

Hiệu suất trích ly flavonoid, % Nhiệt độ

trích ly, 0C

Lượng flavonoid

tổng thu được, g So với tổng lượng chất khô So với flavonoid có trong nguyên liệu 60 10,757 22,65 80,16 70 11,064 23,29 82,45 80 11,309 23,81 84,28 90 11,322 23,83 84,37

Qua bảng kết quả 3.38 ta thấy khi nhiệt độ trích ly càng tăng thì hiệu suất thu nhận flavonoid càng tăng nhưng từ 80oC trở đi, hiệu suất thu nhận tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm lại giảm đị Do vậy 80oC là nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình trích ly các flavonoid từ phế thải chè.

Tóm lại, chúng tôi đã lựa chọn được điều kiện công nghệ thích hợp nhất để trích ly các hợp chất flavonoid từ phế thải chè, đó là: độ mịn nguyên liệu 1 < d ≤ 2 mm; phương pháp trích ly động; dung môi trích ly EtOH 70%; tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/12; nhiệt độ trích ly: 80oC; thời gian trích ly: 2 giờ; số lần trích ly: 2 lần; tốc độ khuấy trộn: 200 v/ph. Với điều kiện trích ly trên sẽ thu được cao chiết flavonoid với hiệu suất thu nhận 84,28% so với hàm lượng flavonoid có trong nguyên liệụ Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid trong cao chiết chỉ đạt 48,61% do trong quá trình trích ly thường kéo theo những hợp chất không mong muốn, vì vậy cao chiết cần phải đem tinh chế để thu nhận sản phẩm flavonoid tinh sạch từ phế thải chè.

3.3.3.5. Nghiên cu công ngh làm sch các cht flavonoid t cao chiết phếthi chè thi chè

ạ Nghiên cứu lựa chọn phương pháp làm sạch

Cao chiết từ phế thải chè còn chứa nhiều các chất hòa tan không phải là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải chè, rau quả nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)