2.1. Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán
Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỉ lệ theo mức lợi ích mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ, Theo quan điểm
với lượng tiêu dùng hàng hoá đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng với mức độ sử dụng các hàng hoá công cộng của họ như đ- ường sá, công viên. Lợi thế lớn nhất của nguyên tắc lợi ích là, nếu được áp dụng thành công thì nó sẽ gắn được chi phí của mỗi đơn vị hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ cung cấp với mức lợi ích của những hàng hoá và dịch vụ đó. Nếu giá thuế trả cho mỗi đơn vị hàng hoá công cộng đều phản ánh được lợi ích mà mỗi người đóng thuế nhận được, điều đó sẽ khiến các cá nhân lựa chọn và tiêu dùng một lượng hiệu quả về hàng hoá công cộng.
Tuy vậy, một khó khăn rất lớn cho việc đánh thuế theo nguyên tắc lợi ích là đa số các hàng hoá và dịch vụ do Chính phủ cung cấp đều tạo ra lợi ích sử dụng chung và rất khó xác định được mức lợi ích riêng biệt mà từng cá nhân nhận được. Như trong các chơng trrớc đã phân tích, điều này xuất phát từ tính chất không thể loại trừ của hàng hoá công cộng và khiến các cá nhân có động cơ trở thành kẻ ăn không. Do đó, chỉ trong những cộng đồng nhỏ mà các cá nhân ít có khả năng che giấu lợi ích thực sự của họ từ các hàng hoá công cộng thì nguyên tắc lợi ích mới có thể áp dụng được dễ dàng.
Trong một số trường hợp, lợi ích từ các hàng hoá mà Chính phủ cung cấp thường có mối quan hệ với một hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, mà cư- ờng độ của hoạt động kinh tế này có thể là một sự phản ánh tương đối tốt cho lợi ích mà các cá nhân nhận được. Khi đó, Chính phủ có thể áp dụng nguyên tắc lợi ích bằng cách đánh thuế vào hoạt động kinh tế đó. Ví dụ, việc đánh thuế xăng dầu để lấy kinh phí tài trợ cho việc xây dựng và bảo dưỡng đường sá có thể coi là một cố gắng nhằm áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích, vì Chính phủ coi lợi ích từ việc sử dụng đường sá của các cá nhân có quan hệ trực tiếp và tỉ lệ với mức độ tiêu thụ xăng dầu. Hầu hết các loại lệ phí và thu vé như phí sử dụng cầu, đường, vé sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đều dựa trên nguyên tắc lợi ích.
Nguyên tắc khả năng thanh toán. Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế mà người dân phải đóng nên tuỳ thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc
đóng thuế cao hơn thì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp. Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào mức lợi ích mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ của Chính phủ. Như vậy, nếu việc xây dựng cầu trong ví dụ nêu trên được tài trợ bằng lệ phí sử dụng cầu thì ra cho rằng, điều ấy thể hiện nguyên tắc lợi ích, thì trái lại, khi kinh phí xây dựng cầu được lấy từ các nguồn thu chung từ thuế thu nhập thì đấy lại là một ví dụ về áp dụng nguyên tắc khả năng thanh toán. Để thực hiện một hệ thống thuế theo nguyên tắc này, cần phải có một sự nhất trí chung từ đầu là việc phân chia gánh nặng thuế như thế nào được coi là công bằng. Thông thường, Chính phủ coi khả năng thanh toán của các cá nhân thay đổi tuỳ theo thu nhập.
2.2. Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc
Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì các hệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Bất kể một chính sách thuế nào cũng cần được xem xét theo 2 tiêu chuẩn về công bằng.
Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh tế như nhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây dựng trên nguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn như nhau, từ đường cao tốc đến công viên sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ thống thuế xây dựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi hỏi những người có thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn gây nhiều tranh cãi hơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽ phải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nào được coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.