Các tiêu chuẩn của một hệ thống thuế "tốt" trong thực tiễn

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 35 - 39)

Nhìn chung, một hệ thống thuế "tốt" trong thực tiễn cần thoả mãn năm tiêu chuẩn quan trọng sau:

đến sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả của thị trờng.

2. Công bằng: Hệ thống thuế phải đảm bảo sự công bằng ngang và công bằng dọc trong cách đối xử với các cá nhân. Theo cách hiểu này, hệ thống thuế không đợc ưu đãi một hoạt động này hơn một hoạt động khác, trừ phi để theo đuổi một mục tiêu chính trị đặc biệt nào đó. Hệ thống thuế được coi là không công bằng nếu nó theo đuổi các mục tiêu cụ thể bằng cách tạo ra quá nhiều các khoản miễn trừ thuế khác nhau. Tất nhiên, trong thực tiễn không thể kỳ vọng có một hệ thống thuế tuyệt đối công bằng, nhưng ít nhất mọi sự vi phạm tớnh chất cụng bằng của thuế đều phải được luận chứng rừ ràng về tính hợp lý của chúng.

3. Tính đơn giản về mặt hành chính: Hệ thống thuế phải đơn giản để việc quản lý dễ dàng và ít tốn kém. Vì mục tiêu cơ bản của tất cả các loại thuế để tăng nguồn thu nên những loại thuế nào mà chi phí để thu chúng còn lớn hơn nguồn thu do chúng tạo ra thì nói chung cần được loại bỏ, trừ phi chúng còn phục vụ cho một mục tiêu ưu tiên nào khác.

4. Tính linh hoạt: Hệ thống thuế phải có khả năng thích ứng một cách dễ dàng với những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế.

5. Tính có thể dự đoán được: Tác động mà việc đánh thuế có thể gây ra phải dự đoán được trước. Người trả thuế phải biết trước khi tham gia vào một hoạt động kinh tế nào đó là trách nhiệm thuế mà họ phải trả sẽ là bao nhiêu.

3.1. Tính linh hoạt

Những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi thuế suất phải có những thay đổi thích ứng. Vì mục tiêu chính của việc đánh thuế là tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia nên khi nền kinh tế tăng trưởng thì giá trị thực tế của nguồn thu từ thuế cũng cần được tăng lên. Vì chi tiêu của Chính phủ thường tăng nhanh hơn tốc độ tăng của GDP nên muốn giảm áp lực bội chi ngân sách thì doanh thu thuế cũng cần tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP.

Một tiêu chuẩn quan trọng đối với hệ thống thuế là nó có thể ổn định tự động tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế. Một điều khiến các nhà kinh tế lo ngại là tác

cá nhân tăng cùng với tốc độ lạm phát. Khi đó, thu nhập thực tế của họ không thay đổi, cho dù thu nhập danh nghĩa có tăng và giá trị thực tế của gánh nặng thuế của họ cũng nên ổn định theo. Tuy nhiên, do các khoang thuế trong luật thuế thu nhập thường được xác định theo thu nhập danh nghĩa nên trong trường hợp này, cá nhân sẽ bị "đẩy" lên khoang thuế cao hơn và phải trả thuế suất lớn hơn. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng thuế thực sự của người dân, cho dù không có sự thay đổi nào trong luật thuế. Để tránh tình trạng đó, nhiều nhà kinh tế đã đề nghị chỉ số hoá hệ thống thuế.

Chỉ số hoá thuế là cách điều chỉnh tự động các biểu thuế theo lạm phát để gánh nặng thuế thực sự của các cá nhân không chịu ảnh hưởng của lạm phát. Theo cách này, tất cả các quy định về khoang thuế, các mức miễn giảm thuế đều được điều chỉnh hàng năm theo tốc độ lạm phát. Bằng cách này, hệ thống thuế sẽ tương đối ổn định và không cần quá nhiều sự điều chỉnh luật thuế do tác động của lạm phát.

3.2. Tính có thể dự đoán được

Để đảm bảo tác động của thuế có thể được dự đoán chính xác ngay từ đầu thỡ cỏc luật thuế cần hết sức rừ ràng, trỏnh tỡnh trạng cú thể giải thớch luật thuế theo nhiều cách khác nhau. Các doanh nghiêp phải được hướng dẫn chi tiết cần hạch toán sổ sách như thế nào, sao cho căn cứ để xác định mức thuế của cỏc doanh nghiệp là rừ ràng và chặt chẽ, hạn chế tối đa những lỗ hổng trong luật thuế mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để tránh thuế.

Tuy nhiên, để trách nhiệm thuế của các doanh nghiệp và cá nhân có thể dự đoán được trước thì hệ thống thuế cần có sự ổn định nhất định. Cụ thể là những quy định gì được áp dụng hôm nay cũng sẽ được áp dụng trong vài ba năm tới. Điều này phần nào có mâu thuẫn với tiêu chuẩn về tính linh hoạt nói trên và càng khó khăn hơn trong điều kiện đang tiến hành cải cách kinh tế và cải cách thuế. Để giải quyết mâu thuẫn này thì cải cách thuế cần được tiến hành dần dần, với những bước đi rừ ràng, được chuẩn bị từ trước. Cú như vậy thì các cá nhân và doanh nghiệp mới có đủ thời gian để điều chỉnh hành vi

3.3. Đơn giản về mặt hành chính

Một giả định quan trọng khi nghiên cứu các mô hình về thuế từ trước đến nay là coi việc thu thuế không đòi hỏi tốn kém chi phí. Trong thực tế, quản lý và điều hành một hệ thống thuế đòi hỏi những chi phí rất lớn như chi phí về thời gian của các cá nhân để kê khai biểu mẫu thuế, chi phí của các kế toán viên để ghi chép lưu trữ giấy tờ và tính toán tiền thuế, chi phí cho các cá nhõn thuế vụ theo dừi, giỏm sỏt hệ thống thuế....

Chi phí quản lý hệ thống thuế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là các chi phí liên quan đến việc ghi chép sổ sách và lưu giữ các hoá đơn chứng từ để tính thuế. Với tiến bộ về công nghệ máy tính và sự cải tiến trong các quy định kế toán, khoản chi phí này có thể sẽ giảm dần theo thời gian.

Yếu tố thứ hai là tính phức tạp của bản thân các quy định về thuế. Phần lớn chi phí hành chính của hệ thống thuế thu nhập nảy sinh từ các quy định miễn trừ thuế cho các cá nhân tuỳ theo tình trạng gia đình và thu nhập của họ như các quy định về cách xử lý đối với chi tiêu y tế của gia đình, các khoản đóng góp từ thiện, tiền trả lãi vay ngân hàng... Thứ ba là các chi phí liên quan đến việc phát hiện các dạng hành vi chuyển thuế hoặc trốn thuế của các cá nhân.

Vì luật thuế bao giờ cũng quy định thuế suất đối với một số đối tượng cao hơn so với những đối tượng khác, hoặc đối với một số lợi thu nhập cao hơn các nguồn thu nhập khác nên cá nhân luôn có động cơ tìm cách chuyển thu nhập đến các thành viên khác trong gia đình hoặc chuyển đến những loại thu nhập chịu thuế suất thấp hơn. Việc ngăn chặn và phát hiện những hành vi này là rất tốn kém và nó còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sẽ thấy trong phần tiếp theo. Cuối cùng là những chi phí có liên quan đến từng sắc thuế cụ thể. Có những sắc thuế mà việc vận hành chúng khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với các sắc thuế khác. Ví dụ, việc thu thuế trực thu thường tốn kém hơn so với thu các loại thuế gián thu.

Rừ ràng, việc lựa chọn một hệ thống thuế tối ưu cần tớnh đến cả chi phớ hành chính và chấp hành luật thuế. Ngay cả khi một hệ thống thuế rất công

có thể không được chấp nhận vì nó quá phức tạp và tốn kém khi điều hành.

Vấn đề là phải cân nhắc thận trọng giữa chi phí hành chính phát sinh và những lợi ích nhận được từ hệ thống thuế. Chẳng hạn, theo nguyên tắc Ramsey, một hệ thống thuế tối ưu sẽ phải đánh thuế các hàng hoá có phân biệt, tuỳ theo độ co giãn của chúng. Nhưng việc đánh mỗi loại hàng hoá một thuế suất khác nhau đòi hỏi những chi phí hành chính rất lớn. Vì thế, trong thực tế, các nhà kinh tế thường thiên về một hệ thống thuế đơn giản, ít thuế suất hơn là một hệ thống phức tạp, nhiều thuế suất.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w