Quản lý tài chính ở các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 91 - 98)

4.1 - Mục đích và sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý tài chính - Phõn định rừ ràng cơ quan hành chớnh và đơn vị sự nghiệp cụng - Trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động.

- Sắp xếp tổ chức và biên chế tinh gọn, khoa học.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí.

- Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức hành chính.

4.2 - Điều kiện thực hiện

Các cơ quan hành chính và các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước được chọn thí điểm khoán kinh phí quản lý hành chính phải có các điều kiện sau:

- Cú chức năng, nhiệm vụ rừ ràng và vị trớ tổ chức ổn định.

- Có biên chế được giao ổn định và dự kiến không có biến động, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

- Được phê duyệt đề án thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

4.3 - Nguyên tắc khoán

- Bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức cơ quan.

4.4 - Thời gian khoán, cơ sở để xác định mức khoán

- Thời gian khoán: 03 năm do cấp thẩm quyền quyết định cụ thể.

- Cơ sở xác định mức khoán: là số biên chế và mức khoán kinh phí quản lý hành chính (chi thường xuyên ). Trong đó:

+ Chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tính đến 31/12 của năm trước thực hiện khoán.

+ Tổng quỹ lương theo ngạch bậc lương, phụ cấp (nếu có) của cán bộ công chức;

+ Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu hành chính của nhà nước và tình hình thực tế sử dụng kinh phí của cơ quan trong 03 năm trước liền kề, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

4.5. Nội dung các khoản chi thường xuyên được giao khoán và các khoản chi không thường xuyên không được giao khoán

* Nội dung các khoản chi thường xuyên được giao khoán

- Tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; tiền thưởng (trừ các khoản tiền thưởng theo chế độ riêng); các khoản thanh toán cho cá nhân;

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, truyền thông, liên lạc;

- Hội nghị phí, công tác phí;

- Chi phí thuê mướn;

- Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;

- Chi khác.

* Các nội dung chi không thường xuyên không giao khoán

- Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, phương tiện làm việc của đơn vị (được duyệt theo đề án riêng của cơ quan có thẩm quyền)

- Chi mua sắm tài sản cố định (gồm cả hữu hình và vô hình) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Chi đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức được ngân sách cấp theo các văn bản hướng dẫn riêng cho Nhà nước;

- Chi nghiên cứu của các đề tài khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp khoa học của nhà nước;

- Chi vốn đối ứng các dự án viện trợ, vốn vay của các tổ chức quốc tế;

- Chi bằng nguồn vốn viện trợ các dự án của các tổ chức quốc tế;

- Chi bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Chi không thường xuyên khác.

4.6. Chế độ trả lương, trích lập quỹ của cơ quan nhận khoán

Căn cứ vào mức khoán chi, phòng ban thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp các khoản chi hợp lý để tiết kiệm kinh phí. Số kinh phí tiết kiệm được sử dụng như sau:

- Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ quỹ lương do thực hiện tinh giản biên chế được sử dụng toàn bộ cho mục đích tăng thu nhập của cán bộ, công chức trong phòng ban.

- Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và chi khác được sử dụng cho các mục đích:

- Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức trong phòng ban, nhưng tổng quỹ tiền lương, tiền công theo hệ số điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu1.

Quỹ tiền lương, tiền công năm (gọi chung là quỹ tiền lương) của đơn vị được xác định để làm căn cứ tính toán trả lương cho người lao động theo kết quả công việc nh sau:

QTL = Lmin x ( 1+ K1) x (K2 + K3) x B x 12 tháng Trong đó:

+ QTL: Quỹ tiền lơng, tiền công năm của đơn vị đợc xác định.

11 Không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định theo

+ Lmin: Mức lơng tối thiểu chung hiện hành do Nhà nước quy định (đồng/ngời/tháng).

+ K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu của đơn vị được xác định theo kết quả công việc. (Tối đa không quá 1,5 lần).

+ K2: Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị.

+ K3: Hệ số phụ cấp lương bình quân của đơn vị.

+ B: Số biên chế và lao động hợp đồng dài hạn.

Việc trả lương cho từng người được tính theo công thức sau:

LCN = LTTĐC x (k1 + k2) Trong đó:

+ LCN : Tiền lương trả cho cá nhân

+ LTTĐC : Mức lương tối thiểu do phòng ban nhận khoán áp dụng hệ số điều chỉnh theo nguyên tắc.

+ k1: Hệ số mức lương hiện hưởng.

+ k2: Hệ số phụ cấp (nếu có) gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp tái cử, phụ cấp bảo lưu, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm.

Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương theo công thức trên, sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn và được công khai trong cơ quan, Thủ trưởng cơ quan quyết định việc chi trả thu nhập cho cán bộ, công chức theo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp để tiết kiệm chi thì được trả thu nhập cao hơn.

* Trích lập các quỹ

Lập quỹ phúc lợi, khen thưởng nhằm hai mục đích:

- Chi nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của cơ quan đơn vị: mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, đào tạo cán bộ.

- Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tình nguyện về nghỉ chế độ do sắp xếp tổ chức lại lao động (nếu có).

Lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức đối với cơ quan có khả năng tiết kiệm kinh phí nhưng không ổn

định. Mức trích cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn cơ quan.

4.7 - Các điều kiện thay đổi mức khoán Mức khoán sẽ được thay đổi khi:

- Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, phụ cấp lương;

- Các khoản chi đang khoán được thay đổi mức tối thiểu 20%;

- Tăng số lượng các nội dung được khoán;

- Được cơ quan có thẩm quyền bổ sung nhiệm vụ;

- Sát nhập, chia tách theo quyết định của cơ quan cấp trên.

4.8. Công tác lập dự toán, điều hành dự toán và quyết toán 4.8.1 - Lập dự toán

Các phòng ban thực hiện khoán chi lập dự toán năm căn cứ theo quy định của Nhà nước.

* Dự toán đối với các nội dung khoán chi:

- Dự toán đối với các nội dung khoán chi, phòng ban chỉ lập cho năm đầu tiên khi nhận khoán và khi có sự điều chỉnh về mức khoán. Dự toán được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

+ Chỉ tiêu biên chế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

+ Tổng quỹ tiền lương xác định trên cơ sở số biên chế được tỉnh giao khoán, hệ số tiền lương theo chức vụ bầu cử, hệ số tiền lương theo ngạch, bậc lương, phụ cấp (nếu có) của cán bộ, công chức theo chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước.

+ Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Tình hình thực tế sử dụng kinh phí của phòng ban trong 03 năm liền kề trước năm thực hiện khoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

- Trên cơ sở dự toán năm được duyệt, hàng quý các phòng ban lập nhu cầu chi ngân sách quý gửi Kho bạc nhà nước làm căn cứ cho việc quản lý và

* Dự toán đối với các khoản không thực hiện khoán chi: Phòng ban lập dự toán năm, nhu cầu chi ngân sách quý theo qui định hiện hành.

* Dự toán đối với trường hợp thay đổi mức khoán: Đối với các trường hợp phải thay đổi mức khoán theo quy định, phòng ban lập dự toán giải trình chi tiết các yếu tố tăng, giảm chi đối với các nội dung chi đã được khoán, gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh.

4.8.2. Phân bổ dự toán

Hàng năm, Phòng tài chính - kế hoạch tổ chức phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện khoán chi, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước để làm căn cứ quản lý và cấp phát kinh phí.

4.8.3. Thanh toán kinh phí

Căn cứ vào dự toán kinh phí của phòng ban thực hiện khoán chi đợc giao, Kho bạc nhà nước chi trả, thanh toán theo dự toán và nhu cầu chi quý.

Đối với kinh phí khoán chi, Kho bạc nhà nớc thực hiện trích, chuyển kinh phí theo đề nghị chi của chủ tài khoản. Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của phòng ban mình.

Đối với kinh phí không khoán chi, Kho bạc nhà nớc căn cứ vào dự toán kinh phí của phòng ban, thực hiện thanh toán theo quy định.

Đối với những khoản mua sắm, sửa chữa lớn phòng ban phải thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành.

4.8.4. Kế toán và quyết toán kinh phí

Các phòng ban thực hiện khoán chi thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quy định hiện hành.

Đối với kinh phí khoán chi, phòng ban quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của Mục lục ngân sách nhà nớc kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tích tình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm đợc trong năm. Kết thúc năm ngân sách nếu không sử dụng hết đợc chuyển sang năm sau.

Đối với kinh phí không khoán chi, kết thúc năm ngân sách nếu không

4.9. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhận khoán 4.9.1. Quyền hạn

- Cơ quan nhận khoán được chủ động sắp xếp lại tổ chức nội bộ cơ quan phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực hiện thí điểm khoán.

- Được chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí được giao khoán cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Được quyền quyết định việc sử dụng do tiết kiệm từ các khoản chi do thực hiện khoán như sau:

+ Kinh phí tiết kiệm từ quỹ lương do thực hiện tinh giản biên chế được sử dụng toàn bộ (100%) cho mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, trong cơ quan.

+ Kinh phí tiết kiệm chi các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và các khoản chi khác, được sử dụng toàn bộ (100%) cho mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, trong cơ quan.

Hai nguồn trên thu được do phấn đấu tiết kiệm được dùng để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu tăng thêm.

4.9.2 - Trách nhiệm của các cơ quan hành chính khi thực hiện khoán Xây dựng Đề án khoán chi theo bản đề án mẫu1 gửi Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phê duyệt (đối với cơ quan Trung ơng), cơ quan địa phơng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau khi được cấp trên phê duyệt cơ quan thực hiện thí điểm khoán xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương để hội nghị cán bộ, công chức cơ quan quyết định và gửi các đề án về cơ quan tài chính và Kho bạc đồng cấp để kiểm soát chi.

Các đơn vị nhận khoán chi thực hiện chế độ báo cáo tài chính và chịu sự giám sát của cơ quan Tài chính các cấp theo các chế độ tài chính hiện hành. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức của Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ của các địa phương.

Đối với các bộ phận chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể trong các cơ quan thực hiện khoán chi thì cũng được áp dụng cơ chế khoán chi trên cơ sở số biên chế và kinh phí được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w