Vai trò của chi tiêu công

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 55)

Chi tiêu công cộng đóng một vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế. Theo các chuyên gia tài chính, hầu hết các khoản chi của Chính phủ đều nhằm vào một trong ba mục tiêu chính: phân bổ nguồn lực, phân phối lại thu nhập và ổn định hóa nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chi tiêu công có một số vai trò cơ bản sau:

3.1. Vai trò phân bổ nguồn lực

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là can thiệp vào nền kinh tế thị trường để khắc phục những khuyết tật của thị trường như độc quyền, hàng hóa công cộng, ngoại ứng hay thông tin không đối xứng. Tất nhiên, cũng cần phải thấy rằng sự can thiệp của Chính phủ vào phân bổ nguồn lực không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề, bởi lẽ Chính phủ cũng có những hạn chế của mình và mọi chính sách can thiệp của Chính phủ đều kèm theo chi phí nhất định. Vì thế, nguyên tắc biên đã chỉ ra một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của các chính sách can thiệp của Chính phủ, đó là

chi phí phát sinh thêm mà xã hội phải gánh chịu.

3.2. Vai trò phân phối lại thu nhập

Phân phối lại thu nhập có lẽ là một động cơ quan trọng đứng đằng sau nhiều chính sách của Chính phủ. Chính phủ có thể thực hiện mục tiêu này bằng nhiều cách. Đánh thuế lũy tiến và chi trợ cấp bằng tiền cho các đối t- ượng là công cụ phân phối lại trực tiếp nhất mà Chính phủ thường dùng. Ngoài ra, nhiều chương trình khác cũng chủ động nhằm mục tiêu phân phối lại hoặc có mang hàm ý phân phối. Việc Chính phủ cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác đều là trọng tâm của các chính sách phân phối lại. Các nhà kinh tế vẫn thường xuyên tranh cãi về việc Chính phủ nên trực tiếp đứng ra cung cấp các hàng hóa và dịch vụ trợ cấp hay nên trợ cấp bằng tiền cho người dân, rồi để họ tự do lựa chọn những thứ hàng hóa và dịch vụ mà họ cần trên thị trường.

Ngoài ra, các hoạt động điều tiết của Chính phủ như bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm... cũng đều mang hàm ý phân phối. Cũng như việc can thiệp của Chính phủ nhằm mục tiêu phân bổ nguồn lực, các chính sách phân phối lại đều hàm chứa những chi phí nhất định về tính hiệu quả. Nói cách khác, luôn có một sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng đứng sau mỗi mức độ phân phối lại mà Chính phủ tiến hành.

3.3. Vai trò ổn định hóa nền kinh tế.

Các chính sách chi tiêu của Chính phủ có một vai trò thiết yếu đối với việc đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế quốc dân.

Từ khi ra đời, chủ nghĩa tư bản đã mắc căn bệnh kinh niên về lạm phát (giá cả tăng lên) và suy thoái kinh tế (tỷ lệ thấp nghiệp tăng cao). Ví dụ, sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã có 9 cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ làm cho hàng triệu người mất việc làm.

tình huống xấu nhất của chu kỳ kinh doanh. Bằng việc sử dụng một cách cẩn thận các chính sách tài khoá và tiền tệ, các Chính phủ có thể tác động tới sản lượng,việc làm và lạm phát. chính sách tài khoản của Chính phủ là quyền lực đánh thuế và chi tiêu. chính sách tiền tệ bao gồm việc xác định mức cung tiền tệ và lãi suất; những điều này tác động tới việc đầu tư vào hàng hoá vốn và các chi tiêu nhạy cảm với lãi suất. Sử dụng hai công cụ cơ bản đó của chính sách kinh tế vĩ mô, các Chính phủ có thể tác động tới mức tổng chi tiêu xã hội, tốc độ tăng trưởng và tổng sản lượng, tỷ lệ hữu nghiệp và mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.

Chính phủ của các nước công nghiệp tiến tiến đã vận dụng thành công những bài học của Keynes trong suốt nửa thế kỷ qua. Việc kích thích mở rộng kinh tế bằng cách áp dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ đã làm cho các nền kinh tế thị trường có được một thời kỳ tăng trưởng kinh tế chưa hề có kể từ sau chiến tranh Thế giới làn thứ II. Tuy nhiên, khi đối mặt với những khó khăn trong thập kỷ 70 - lạm phát cao, thất nghiệp tăng, năng suất tăng chậm - một số người đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng ổn định nền kinh tế của các chính sách tài khoá và tiền tệ.

Trong nhập kỷ 80, của Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn tới xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích các mục tiêu dài hạn nh tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.

Đã có nhiều cố gắng kiềm chế chi tiêu Chính phủ, mà nhiều nhà kinh tế cho rằng các chi tiêu này đã làm tổn hại tới đầu tư và đổi mới do hạn chế tiết kệm tư nhân. Thậm chí một số người còn khuyến cáo rằng, Chính phủ chỉ nên đóng vai trò quan trọng trong hình thành và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ thôi. Ví dụ như ở Nhật Bản và một số nước khác tại Đông Á.

Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế bao gồm các chính sách tài khoá (thuế và chi tiêu Chính phủ) và chính sách tiền tệ (tác động tới lãi suất và điều kiện tín dụng). Kể từ khi kinh tế học vĩ mô phát triển vào những năm 1930, các Chính phủ đã thành công trong việc kiềm chế

Trên đây là một số nét cơ bản về tác động của các khoản chi tiêu công đến nền kinh tế vĩ mô. Điều đó cũng có nghĩa là bằng cách thay đổi quy mô chi tiêu công, các nhà kinh tế có thêm một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các biến số vĩ mô nhằm ổn định hóa nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w