Nhược điểm của hệ thống thuế các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 44)

5. Phương hướng cải cách thuế ở các nước đang phát triển và nước ta

5.1. Nhược điểm của hệ thống thuế các nước đang phát triển

Nhìn chung, hệ thống ở các nước đang phát triển thường được xây dựng yếu kém hoặc vận hành sai lệch, do đó, dẫn đến những vấn đề cơ bản sau đây:

Bội chi ngân sách và thiếu hụt nguồn thu. Hầu hết các nước đang phát triển đều lâm vào cảnh thâm hụt ngân sách kinh niên và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém. Tăng nguồn thu từ thuế là một cách hữu hiệu để giải quyết những vấn đề này. Nhưng trước khi nghĩ đến các giải pháp để tăng doanh thu thuế, cần phải trả lời được một số câu hỏi quan trọng như:

ã Chi phí kinh tế của việc đánh thuế thêm là bao nhiêu?

ã Kiềm chế chi tiêu có đỡ tốn kém hơn việc tăng thuế hay không? ã Có cách nào tạo nguồn thu mà ít gây méo mó hơn thuế hay không? ã Việc tăng thu thuế có được chuyển vào tiết kiệm quốc gia hay chỉ được chi tiêu cho những chương trình công cộng chưa thật cần thiết?

Chỉ khi nào những câu hỏi này được làm rõ để thấy rằng tăng thuế là cách tốt nhất để giảm bớt gánh nặng thâm hụt ngân sách thì khi đó, cải cách thuế mới thực sự có tính thuyết phục. Vì mục tiêu đầu tiên của thuế là tạo nguồn thu nên mục tiêu trước hết của cải cách thuế cũng phải là đảm bảo cho chức năng này của thuế được thực hiện thoả đáng.

Gây nhiều méo mó phúc lợi và tăng trưởng kinh tế. Đánh thuế luôn gây ra những gánh nặng quá mức làm giảm thu nhập thực tế của xã hội và gây ra những sai lệch trong phân bổ nguồn lực. Ngoài ra, hệ thống thuế yếu kém còn khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp lãng phí công sức vào việc tìm cách trốn hoặc tránh thuế. Một số ước tính cho thấy, tổn thất xã hội do việc tăng thuế nhập khẩu, là loại thuế thường chiếm không dưới 20% nguồn thu cho ngân sách ở các nước đang phát triển, lớn gấp nhiều lần so với doanh thu thuế thu được. Đồng thời, gánh nặng quá mức của thuế thường tăng rất nhanh

của cải cách thuế phải là giảm tổn thất về tính hiệu quả của đánh thuế.

Không đảm bảo tính công bằng. Hệ thống thuế ở các nước đang phát triển thường dẫn đến tình trạng người nghèo phải chịu một phần đáng kể gánh nặng của thuế, trong khi những người khá giả hơn lại phải trả một phần ít hơn trong thu nhập cho thuế vì phần lớn thu nhập ngoài lương, thu nhập bằng hiện vật không được tính trong cơ sở tính thuế. Nguyên nhân là hệ thống thuế được thiết kế không hợp lý hoặc do những yếu kém trong quản lý. Ở nhiều nước đang phát triển, những cố gắng nhằm đánh thuế người giàu thường ít thành công. Do đó, cả tính công bằng ngang lẫn công bằng dọc của hệ thống thuế đều không được đảm bảo. Trút bỏ gánh nặng thuế khỏi vai những hộ gia đình nghèo và đảm bảo rằng cơ cấu thuế thực tế công bằng hơn theo cả hai nghĩa công bằng ngang và công bằng dọc là mục tiêu thứ ba của cải cách thuế.

Yếu kém trong quản lý hệ thống thuế. Nhìn chung, khả năng quản lý hệ thống thuế ở các nước đang phát triển là rất kém cỏi. Tình trạng trốn lậu thuế và tham nhũng trong các cơ quan thuế vụ rất phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể rất nhiều, trong đó nổi bật là sự thiếu rõ ràng, phức tạp và chồng chéo lên nhau của các quy định và luật thuế, hệ thống thông tin yếu, sự suy đồi của các nhân viên thuế vụ và sự can thiệp quá sâu của các cơ quan hành chính vào trong quá trình quản lý thuế. Tăng cường khả năng quản lý hệ thống thuế, đi đôi với việc đơn giản hoá các quy định xác định cơ sở tính thuế là mục tiêu thứ tư của cải cách thuế.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w