7 Các điều kiện thay đổi mức khoán

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 95)

Mức khoán sẽ được thay đổi khi:

- Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, phụ cấp lương; - Các khoản chi đang khoán được thay đổi mức tối thiểu 20%; - Tăng số lượng các nội dung được khoán;

- Được cơ quan có thẩm quyền bổ sung nhiệm vụ;

- Sát nhập, chia tách theo quyết định của cơ quan cấp trên.

4.8. Công tác lập dự toán, điều hành dự toán và quyết toán

4.8.1 - Lập dự toán

Các phòng ban thực hiện khoán chi lập dự toán năm căn cứ theo quy định của Nhà nước.

* Dự toán đối với các nội dung khoán chi:

- Dự toán đối với các nội dung khoán chi, phòng ban chỉ lập cho năm đầu tiên khi nhận khoán và khi có sự điều chỉnh về mức khoán. Dự toán được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

+ Chỉ tiêu biên chế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. + Tổng quỹ tiền lương xác định trên cơ sở số biên chế được tỉnh giao khoán, hệ số tiền lương theo chức vụ bầu cử, hệ số tiền lương theo ngạch, bậc lương, phụ cấp (nếu có) của cán bộ, công chức theo chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước.

+ Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Tình hình thực tế sử dụng kinh phí của phòng ban trong 03 năm liền kề trước năm thực hiện khoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

- Trên cơ sở dự toán năm được duyệt, hàng quý các phòng ban lập nhu cầu chi ngân sách quý gửi Kho bạc nhà nước làm căn cứ cho việc quản lý và

* Dự toán đối với các khoản không thực hiện khoán chi: Phòng ban lập dự toán năm, nhu cầu chi ngân sách quý theo qui định hiện hành.

* Dự toán đối với trường hợp thay đổi mức khoán: Đối với các trường hợp phải thay đổi mức khoán theo quy định, phòng ban lập dự toán giải trình chi tiết các yếu tố tăng, giảm chi đối với các nội dung chi đã được khoán, gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh.

4.8.2. Phân bổ dự toán

Hàng năm, Phòng tài chính - kế hoạch tổ chức phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện khoán chi, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước để làm căn cứ quản lý và cấp phát kinh phí.

4.8.3. Thanh toán kinh phí

Căn cứ vào dự toán kinh phí của phòng ban thực hiện khoán chi đợc giao, Kho bạc nhà nước chi trả, thanh toán theo dự toán và nhu cầu chi quý.

Đối với kinh phí khoán chi, Kho bạc nhà nớc thực hiện trích, chuyển kinh phí theo đề nghị chi của chủ tài khoản. Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của phòng ban mình.

Đối với kinh phí không khoán chi, Kho bạc nhà nớc căn cứ vào dự toán kinh phí của phòng ban, thực hiện thanh toán theo quy định.

Đối với những khoản mua sắm, sửa chữa lớn phòng ban phải thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành.

4.8.4. Kế toán và quyết toán kinh phí

Các phòng ban thực hiện khoán chi thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quy định hiện hành.

Đối với kinh phí khoán chi, phòng ban quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của Mục lục ngân sách nhà nớc kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tích tình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm đợc trong năm. Kết thúc năm ngân sách nếu không sử dụng hết đợc chuyển sang năm sau.

4.9. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhận khoán

4.9.1. Quyền hạn

- Cơ quan nhận khoán được chủ động sắp xếp lại tổ chức nội bộ cơ quan phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực hiện thí điểm khoán.

- Được chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí được giao khoán cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Được quyền quyết định việc sử dụng do tiết kiệm từ các khoản chi do thực hiện khoán như sau:

+ Kinh phí tiết kiệm từ quỹ lương do thực hiện tinh giản biên chế được sử dụng toàn bộ (100%) cho mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, trong cơ quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kinh phí tiết kiệm chi các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và các khoản chi khác, được sử dụng toàn bộ (100%) cho mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, trong cơ quan.

Hai nguồn trên thu được do phấn đấu tiết kiệm được dùng để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu tăng thêm.

4.9.2 - Trách nhiệm của các cơ quan hành chính khi thực hiện khoán

Xây dựng Đề án khoán chi theo bản đề án mẫu1 gửi Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phê duyệt (đối với cơ quan Trung ơng), cơ quan địa phơng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau khi được cấp trên phê duyệt cơ quan thực hiện thí điểm khoán xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương để hội nghị cán bộ, công chức cơ quan quyết định và gửi các đề án về cơ quan tài chính và Kho bạc đồng cấp để kiểm soát chi.

Các đơn vị nhận khoán chi thực hiện chế độ báo cáo tài chính và chịu sự giám sát của cơ quan Tài chính các cấp theo các chế độ tài chính hiện hành. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức của Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ của các địa phương.

Đối với các bộ phận chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể trong các cơ quan thực hiện khoán chi thì cũng được áp dụng cơ chế khoán chi trên cơ sở số biên chế và kinh phí được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 95)