Các cách phân loại chi tiêu công

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 53)

2.1. Phân loại theo tính chất

Để phục vụ cho mục đích phân tích kinh tế, một cách phân loại chi tiêu công phổ biến là xét xem các khoản chi tiêu đó có thực sự đòi hỏi tiêu hao nguồn lực của nền kinh tế quốc dân hay không. Theo cách nhìn nhận này, chi tiêu công được chia làm chi tiêu hoàn toàn mang tính chất công cộng (hay còn gọi là chi mua sắm hàng hóa dịch vụ) và chi chuyển nhượng.

Chi tiêu hòan toàn mang tính chất công cộng là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn lực của nền kinh tế. Việc khu vực công sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng chúng vào các khu vực khác. Vì thế, chi phí cơ hội của những khoản tiền chi tiêu công này là sản lượng phải từ bỏ ở các khu vực khác. Trong kinh tế vĩ mô, khoản chi này thường được xem là gây ra hiệu ứng làm "thoái giảm" đầu tư tư nhân. Vì thế, với một tổng nguồn lực có hạn của nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần cân nhắc nên chi tiêu chúng vào đâu sẽ có hiệu quả nhất.

này không thể hiện yêu cầu của khu vực công cộng với các nguồn lực thực của xã hội vì chúng chỉ đơn thuần là sự chuyển giao từ người này sang người khác thông quan khâu trung gian là khu vực công. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chi chuyển giao không gây ra tổn thất gì cho xã hội.

2.2. Phân loại theo chức năng

Một cách phân loại khác theo mục đích giao dịch được gọi là phân loại theo chức năng. Cách phân loại này thường được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của Chính phủ nhằm thực hiện các hoạt động và mục tiêu khác nhau của Chính phủ. Theo cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm:

+ Chi thường xuyên

Đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động của các đơn vị khu vực công. Nó bao gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ, chi quản lý cho các hoạt động:

- Sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ , y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao;

- Chi hành chính: Bao gồm các khoản chi lương cho đội ngũ công chức Nhà nước, các khoản chi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Chi chuyển giao: bao gồm các khoản chi cứu tế xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp.

- An ninh, quốc phòng.

+ Chi đầu tư phát triển

Đây là nhóm chi gắn liền với chức năng phát triển kinh tế của Nhà nước

- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ưu tiên cho những công trình không có khả năng thu hồi vốn;

- Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết của Nhà nước;

Công dụng của phân loại theo tính chất kinh tế cung cấp những thông tin hữu ích về sự ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công đối với mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Cách phân loại này là điều kiện tất yếu giúp cho chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu và kết hợp hài hoà giữa các nhóm chi đầu tư và chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

2.3. Căn cứ quy trình lập ngân sách, chi tiêu công gồm:

- Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào: Với cách phân chia này, dựa vào sự liệt kê các khoản mua sắm các phương tiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị để qua đó Nhà nước xác lập mức kinh phí. Thông thường có các khoản mục cơ bản nh là: Chi mua tài sản cố định; chi mua tài sản lưu động, chi tiền luơng và các khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác.

- Chi tiêu công theo đầu ra: Mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lợng công việc đầu ra và kết quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu Bài giảng TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w