Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 74)

- Về chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần: Chúng ta đều biết mọi hoạt động của con người đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm thúc

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG SÀI ĐỒNG QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, từ đó nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của cán bộ, công chức. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức thì đào tạo, bồi dưỡng là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất nâng cao trình độ cho họ. Tuy nhiên, những kiến thức mà cán bộ thu nhận được từ những khoá đào tạo, bồi dưỡng để vận dụng vào hoạt động quản lý, điều hành còn rất hạn chế, có nhiều kiến thức vẫn chỉ là lý thuyết xa rời thực tế gây ra sự lãng phí về thời gian và công sức cho cả người học và người giảng. Mặt khác, cũng phải thấy rằng đội ngũ cán bộ, công chức còn có một bộ phận mới tốt nghiệp THPT, lại nhiều tuổi nên việc tiếp thu những kiến thức lý luận chính trị, triết học, quản lý kinh tế, quản lý hành chính Nhà nước… cũng còn nhiều khó khăn, Đây là những hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Vấn đề đặt ra là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức những gì, như thế nào, trong thời gian bao lâu là phù hợp và hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó thì công

tác đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt được hai mục tiêu: Một là tránh được lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng “Người đi học thì không được làm, người đi làm thì không được học”. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ, công chức nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.

Thứ hai, nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của công việc, của vị trí công tác. Điều này có nghĩa là ở vị trí công tác đó cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nào, công việc đòi hỏi trình độ nào thì bồi dưỡng kiến thức với trình độ tương đương. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích công việc từ đó tìm ra nội dung cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là việc không đơn giản nhưng sẽ là hữu ích và hiệu quả khi chúng ta có một bảng tổng hợp chi tiết về phân tích công việc và là mẫu số chung để áp dụng trên diện rộng. Nếu tiến hành được việc này thì việc lựa chọn cán bộ, công chức của Phường đi học trở nên dễ dàng hơn do cán bộ, công chức được chọn phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.

Thứ ba, bồi dưỡng, đào tạo muốn đạt được chất lượng cao thì cần phải có hệ thống tài liệu, giáo trình đầy đủ, đội ngũ giảng viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có kiến thức thực tế, cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cho việc học tập. Nếu được tạo điều kiện thuận lợi về điều này thì chất lượng của đào tạo, bồi dưỡng sẽ tăng lên đáng kể vì thực tế hiện nay việc trang bị tài liệu học tập, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, chế độ đối với người đi học. Ngoài tiền học phí, tài liệu được Nhà nước đài thọ thì Nhà nước cũng cần hỗ trợ thêm một cách phù hợp để xoá bỏ tâm lý lo sợ tốn kém cho người đi học vì ngoài khoản được đài thọ, họ còn phải tự trang trải về tiền đi lại, sinh hoạt, tiêu vặt… mà đôi khi các khoản tiền này khá lớn so với

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w