Kinh nghiệm của một số phường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 33)

- Về chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần: Chúng ta đều biết mọi hoạt động của con người đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm thúc

1.3.3. Kinh nghiệm của một số phường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Đội ngũ cán bộ, công chức phường trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trên địa bàn, tiếp xúc hàng ngày trực tiếp với nhân dân. Sự thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức phường không những ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao mà còn gây bất bình phẫn nộ của quần chúng nhân dân, làm suy yếu chính quyền cách mạng. Hơn nữa các thế lực thù địch sẽ ngay lập tức lợi dụng đả kích, vu khống, kích động gây bạo loạn, gây mất ổn định chính trị. Như vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ, năng lực và thoái hóa biến chất - vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.

1.3.3. Kinh nghiệm của một số phường trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cán bộ, công chức

1.3.3.1. Kinh nghiệm ở Đà Nẵng

Hơn 10 năm qua, quy mô đội ngũ cán bộ, công chức tại thành phố Đà Nẵng không ngừng phát triển, trong đó công tác thu hút nguồn nhân lực luôn được chú trọng. Thành công của chính sách thu hút nhân tài của Đà Nẵng chính là kết quả của việc triển khai Đề án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố và Quyết định 17/2010/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, bố trí và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã ở Đà Nẵng; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã; đặc

biệt, tập trung đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng theo chức danh và theo vị trí việc làm. Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các lớp bồi dưỡng như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ phường, xã giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đã khó, để giữ chân người tài làm việc tại cơ sở càng khó hơn. Ngoài các quy định hiện hành, thành phố còn hỗ trợ thêm một số chế độ, chính sách để đội ngũ công chức yên tâm công tác như: quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo hàng tháng cho chỉ huy trưởng quân sự phường, xã và trưởng công an xã; tăng 10% phụ cấp kiêm nhiệm cho công chức kiêm nhiệm các chức danh, phụ cấp hằng tháng cho người làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…Riêng đối tượng là sinh viên khá, giỏi thuộc diện tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực được bố trí công tác tại phường, xã được hưởng 1.000.000 đồng/tháng, trong vòng 60 tháng. Thành phố cũng đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để khuyến khích công chức phường, xã không đủ chuẩn nghỉ việc.

Chính nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến năm 2011 Đà Nẵng có 95,8% cán bộ, công chức phường, xã có trình độ chuyên môn đủ chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, chất lượng đội ngũ công chức phường, xã của Đà Nẵng đã được tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ tại chính quyền cơ sở.

1.3.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

Do đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao nên đội ngũ CBCC cấp xã ở tỉnh Điện Biên vẫn còn những hạn chế đáng kể như một bộ phận CBCC trình độ văn hoá, chuyên môn chưa đạt chuẩn theo quy định của Trung ương và của tỉnh; nhận thức về vai trò, vị trí của CBCC cấp xã của một số cấp, ngành cũng chưa thực sự đầy đủ; công tác quy hoạch - đào tạo - bồi dưỡng ở một số nơi còn chậm và yếu; chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, ít đề cập tới bồi

dưỡng về kỹ năng, thiếu mô hình lồng ghép đào tạo văn hóa với chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp xã trong giai đoạn 2010 – 2020, Điện Biên đã xây dựng các giải pháp cụ thể như:

- Rà soát, đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn theo từng nhóm chức danh để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí cán bộ.

- Xây dựng quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CBCC và tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu thực tế và lâu dài. Có những đánh giá CBCC hàng năm, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ, công chức. Bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ phải dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn của CBCC. Mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ và trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kết hợp giữa các độ tuổi bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển.

- Quan tâm đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung đào tạo đối tượng cán bộ chủ chốt theo hướng lồng ghép, kết hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo văn hóa, lý luận chính trị, QLNN. Hàng năm có chương trình mở lớp bồi dưỡng kỹ năng ngắn hạn đối với các chức danh công chức chuyên môn. Hướng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo nguồn cán bộ để bổ sung, thay thế, xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ.

- Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, tiếp tục thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Ưu tiên tuyển dụng con em các dân tộc trên địa bàn có trình độ chuyên môn tình nguyện về công tác tại địa phương. Đồng thời thu hút sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp từ nơi khác tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Chú trọng công tác khen thưởng, quan tâm tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

1.3.3.3. Bài học cho UBND phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

đội ngũ cán bộ công chức là:

Một là, cần phải có các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ công chức phường làm cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức phường.

Hai là, đội ngũ công chức phường phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nước.

Ba là, phải biết bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường; cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức, đảm bảo đời sống của đội ngũ công chức ngày càng được cải thiện.

Bốn là, Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng, đồng thời liên tục mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, văn hoá công sở cho đội ngũ công chức.

Năm là, cần quan tâm, chú ý đến xu thế trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên môn hoá đội ngũ công chức vì đây là xu thế phù hợp với thời đại ngày nay.

Sáu là, chú trọng đến công tác khen thưởng, quan tâm tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC.

Thực tế đã chứng minh, không một tỉnh thành phố, quận, huyện, phường, xã nào phát triển mạnh mẽ mà lại có đội ngũ công chức yếu kém. Biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng công chức trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của địa phương thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, Luận văn đã dề cập đến một số khái niệm chung về đội ngũ cán bộ, công chức phường, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức phường; đã nêu và phân tích về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường. Nếu giải quyết được những vấn đề liên quan tới các yếu tố này thì chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường sẽ được nâng cao như các vấn đề về cơ chế chính sách, bản thân cán bộ, công chức phường…. Đây là căn cứ quan trọng để Luận văn tiếp tục nghiên cứu, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng và đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w