- Về chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần: Chúng ta đều biết mọi hoạt động của con người đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm thúc
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG SÀI ĐỒNG QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2.3. Tăng cường công tác đánh giá và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức
Đánh giá cán bộ, công chức là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ, là công việc xem xét thực trạng trình độ dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê lượng cán bộ không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Để công tác này đạt hiệu quả cao đối với cấp cơ sở, cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, công tác đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, tránh tình trạng làm lấy lệ, làm cho đủ thủ tục.
Thứ hai, để công tác đánh giá có hiệu quả thì việc rà soát luôn phải gắn với tiêu chuẩn chức danh vì có gắn với tiêu chuẩn chức danh mới có một cơ sở đúng đắn để đánh giá cán bộ, công chức.
Thứ ba, để công tác này đạt kết quả cao nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phường với cơ quan quản lý cán bộ, công chức của Quận là Phòng Nội vụ, trong đó Phòng Nội vụ giữ vai trò chủ yếu.
Thứ tư, cần có các mức độ đánh giá đi liền với các hình thức xử lý, khen thưởng đội ngũ cán bộ, công chức. Trong các mức độ để đánh giá này thì trình độ và chất lượng thực thi công vụ là hai tiêu chí quan trọng nhất.
Công tác đánh giá là tiền đề và cơ sở cho công tác kiểm soát cán bộ, công chức. Hai khâu này có ý nghĩa trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi bất hợp pháp và bất hợp lý ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thiệt hại đến các nguồn lợi của địa phương, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, là căn cứ để lựa chọn, bố trí, đề bạt, khen thưỏng, kỷ luật…cán bộ, công chức.
Thứ ba, đây chính là một cơ chế kiềm chế đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Việc đánh giá sẽ được tiến hành theo định kỳ, có các mức đánh giá từ cao xuống thấp đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thăng chức…Nhờ việc đánh giá định kỳ và kiểm soát thường xuyên mà các cán bộ, công chức kịp thời nhận ra được những sai lầm, khuyết điểm của mình để sửa chữa. Đồng thời đây cũng chính là một áp lực buộc các cán bộ, công chức cấp cơ sở chủ động phấn đấu học tập, tu dưỡng phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh cơ chế đánh giá và kiểm soát của cơ quan có trách nhiệm thì việc đánh giá và kiểm soát của nhân dân địa phương đối với đội ngũ cán bộ, công chức cũng cần được quan tâm và được đảm bảo. Người dân chính là đối tượng thụ hưởng các hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa
phương. Mặt khác, người dân cũng chính là người trực tiếp bầu nên đội ngũ cán bộ chủ chốt. Do đó, tăng cường cơ chế kiểm soát và đánh giá của nhân dân địa phương