Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 53)

- Về chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần: Chúng ta đều biết mọi hoạt động của con người đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm thúc

3 Có ý thức kỷ luật, tự giác, hợp tác cao; có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn, yên tâm công tác

2.2.4. Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc

2.2.4.1. Về phương pháp giải quyết công việc

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND phường với chức trách lãnh đạo, chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND phường. Để làm tốt điều đó, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cần phải có phương pháp chủ toạ điều hành kỳ họp, chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của HĐND; phương pháp tổ chức giám sát, kiểm tra thực hiện nghị quyết; phương pháp tiếp dân; phương pháp điều hoà phối hợp hoạt động với đại biểu HĐND, với UBND, UBMTTQ cùng cấp. Qua khảo sát thực tế cho thấy Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND phường còn lúng túng, chưa có phương pháp điều hành kỳ họp đặc biệt là trong chủ trì chất vấn và thảo luận thông qua nghị quyết của HĐND nên chưa phát huy tính dân chủ. Trong hoạt động giám sát, chưa có phương pháp chọn lựa vấn đề giám sát, chủ trì giám sát; chưa tổ chức thu thập thông tin liên quan nội dung giám sát trước khi tiến hành giám sát nên chất lượng hoạt động giám sát

không cao, không tránh khỏi tính hình thức.

Bên cạnh đó, các cán bộ, công chức phường thực hiện chức trách lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn phường cần phải có phương pháp lãnh đạo trong hành chính như: phương pháp lãnh đạo, quản lý theo tình huống; phương pháp lãnh đạo theo chức năng; phương pháp hệ thống; phương pháp lãnh đạo tập trung vào thủ trưởng hoặc tập trung vào cấp dưới; phương pháp lãnh đạo hướng về con người hay hướng về công việc; phương pháp lãnh đạo theo lối độc đoán hay lối dân chủ, phương pháp lãnh đạo, quản lý nào cũng đều hướng tới một số mục tiêu nhất định và đều được đề ra trên cơ sở xem xét quan hệ với con người hay với công việc. Thực tế tại Phường Sài Đồng cho thấy, cán bộ lãnh đạo trẻ thường năng động, có nghiệp vụ chuyên môn, linh hoạt nhưng việc điều hoà phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ nên khi triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa có tính thuyết phục. Ngược lại, một số cán bộ lãnh đạo lâu năm của Phường thì thường thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, quan liêu làm cho giảm tính tích cực, sáng tạo của cán bộ công chức dưới quyền, quần chúng nhân dân mất lòng tin với chính quyền địa phương.

Ngoài ra, công chức phường thì cần phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp quản lý, kiểm tra và lưu trữ hồ sơ; phương pháp tổng hợp, báo cáo, đặc biệt là phương pháp giao tiếp để thể hiện tinh thần thái độ ứng xử, thái độ phục vụ nhân dân. Hiện nay, đội ngũ công chức phường Sài Đồng đã dần được được tiêu chuẩn hoá, phát huy tốt nhiệm vụ, có phương pháp làm việc khoa học, tham mưu giải quyết công việc có chất lượng. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý như quản lý ngân sách xã, quản lý hộ tịch, quản lý đất đai… còn chưa thực sự hiệu quả cao. Công tác tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính bước đầu đã được nhân dân ghi nhận với tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ đúng mực đã được nhân dân tin tưởng.

Bên cạnh đó, phương pháp vận động quần chúng là một trong những phương pháp góp phần quyết định thành công trong hoạt động quản lý nhà nước của chính

quyền phường, đòi hỏi cán bộ công chức am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước, có cái tâm trong sáng, đi sâu sát nhân dân, biết lắng nghe và có khả năng truyền đạt khéo léo mới giải quyết công việc thấu lý đạt tình nhưng thực tế đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng còn lúng túng.

2.2.4.2. Về kỹ năng làm việc

Kỹ năng làm việc cũng là một nội dung quan trọng phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cần có. Có kỹ năng làm việc tốt thì thực thi nhiệm vụ chuyên môn sẽ mau lẹ, khoa học, có kế hoạch rõ ràng, chuyên nghiệp, ít xảy ra tình trạng chậm trễ. Tuy nhiên, thực tế tại Phường Sài Đồng, một số cán bộ chủ chốt phường mới giữ chức vụ lần đầu còn lúng túng, thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý như điều hành cuộc họp, tổ chức tiếp dân, xử lý tình huống… Do vậy, đã gặp không ít khó khăn trong thực thi nhiệm vụ, ảnh hưởng không ít đến kỹ năng hoạt động.

Bên cạnh đó, mặc dù các công chức chuyên môn phường đã được trang bị kiến thức về chuyên môn, nhưng trong quá trình thực thi công vụ còn bộc lộ việc thiếu một số kỹ năng như: Kỹ năng quan sát - cán bộ, công chức phường nhiều khi chưa có cái nhìn tổng quát, toàn diện, cụ thể, chi tiết về một vấn đề nào đó, chưa giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh, nhũng mối quan hệ phức tạp trong công việc để đảm bảo sự hài hòa, thống nhất ở địa phương; Kỹ năng thuyết phục và lôi cuốn quần chúng:- cán bộ, công chức phường là nhũng người gần dân, sát dân nhất nên đòi hỏi phải có kỹ năng này để huy động sức mạnh của toàn dân song thực tế ở phường Sài Đồng cho thấy không phải tất cả cán bộ, công chức phường đều có được kỹ năng này... Xuất phát từ việc thiếu hụt một số kỹ năng trong công tác nên hiện tượng người dân không hài lòng trong việc ứng xử, giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức phường vẫn còn tồn tại.

2.2.5. Sức khoẻ

Sức khỏe là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ người nào và hoạt động nào. Nhìn chung cán bộ, công chức phường đều có thể lực, sức khỏe tốt do công tác tuyển chọn và khám sức khỏe được tiến hành nghiêm túc, đồng thời công tác chăm sóc sức khỏe được tiến hành thường xuyên. Đây là cơ sở cho việc thực thi công việc

của cán bộ, công chức được hiệu quả, đạt chất lượng cao. Sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức được đánh giá dựa trên các đặc điểm về nguồn cán bộ công chức, giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác…

2.2.5.1. Về nguồn cán bộ, công chức

Đội ngũ cán bộ, công chức của phường được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu là nguồn tại chỗ và hưu trí. Theo số liệu thống kê, Phường Sài Đồng có 95% số cán bộ, công chức phường là nguồn tại chỗ, trưởng thành từ phong trào địa phương, bộ đội xuất ngũ được bầu cử vào HĐND. Nguồn hưu trí tập trung ở cán bộ đoàn thể như: chủ tịch Hội Cựu chiến binh.... và đại biểu HĐND. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chính quyền phường Sài Đồng.

2.2.5.2. Về giới tính, độ tuổi

Giới tính và độ tuổi cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng. Chúng ta đều biết rằng nam giới là những người có sức khỏe dẻo dai hơn, có thể dành nhiều thời gian hơn cho công việc, tư duy của họ cũng mang tầm vĩ mô hơn so với nữ giới. Trong khi đó nữ giới lại giỏi giang hơn nam giới trong các mối quan hệ giao tiếp để giải quyết công việc, họ nhạy cảm hơn, tinh tế hơn nam giới. Hay những người bước sang độ tuổi lao động trung niên, đã trải qua quá trình công tác vài năm thì thường được đánh giá cao hơn trong quá trình giải quyết công việc hơn so với những người mới ra trường hoặc các cán bộ sắp nghỉ hưu. Dựa trên những phân tích đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp độ tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Bảng 2.7: Cơ cấu giới tính đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng

Chỉ tiêu HĐND UBND

Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)

Nam 20 80 28 53,85

Nữ 5 20 24 46,15

( Nguồn: UBND phường Sài Đồng)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu giới tính của UBND tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ còn HĐND thì có sự chênh lệch quá lớn về giới. Tỷ lệ nam giới gấp 4 lần tỷ lệ nữ giới cho thấy trong tương lai cần tăng cường số lượng đại biểu HĐND là nữ.

Bảng 2.8: Độ tuổi đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng

Chỉ tiêu HĐND UBND Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 0 0 5 9,80 Từ 30 tuổi đến 50 tuổi 9 36 30 58,82 Từ 50 tuổi đến 60 tuổi 9 36 10 19,61 Trên 60 tuổi 7 28 6 11,77

( Nguồn: UBND phường Sài Đồng)

Qua bảng số liệu cho thấy, Ủy ban nhân dân đa số đều thuộc độ tuổi sung sức từ 20 tuổi tới 50 tuổi (chiếm 68,62%) trong khi đó, Hội đồng nhân dân số người thuộc độ tuổi nghỉ hưu chiếm đa số 64% (từ 50 tuổi trở lên). Như vậy, có thể kết luận độ tuổi của Ủy ban nhân dân ở mức độ trung bình còn Hội đồng nhân dân chủ yếu nằm ở mức cao tuổi. Điểm mạnh của các đại biểu Hội đồng nhân dân tuổi cao là họ trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, có uy tín cao và sự tin tưởng của người dân. Tuy nhiên, điểm yếu của họ là nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, chậm thích nghi với thay đổi, ngại học tập những kiến thức mới, có hạn chế về sức khỏe. Bên

cạnh đó, cán bộ làm việc tại UBND phường đa số đều là cán bộ trẻ, tuy còn ít kinh nghiệm, có thể thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

2.2.5.3. Thâm niên công tác

Thâm niên công tác thường gắn liền với độ tuổi của cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng thời gian gần đây đang dần được trẻ hóa. Hiện nay, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cán bộ, công chức chức phường Sài Đồng có thâm niên từ 9 – 20 năm, chiếm 60% trong khi dưới 9 năm, chỉ chiếm 40%. Việc thâm niên công tác lâu năm chiếm tỷ lê cao chứng tỏ đội ngũ cán bộ, công chức dày dạn kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên, đây là một cơ cấu bất hợp lý cho việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở gắn với việc trẻ hóa đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Sài Đồng - Quận Long Biên - TP.Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w