Bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 43 - 44)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.2.1.1. Bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán

* Bộ máy quản lý tài chính.

- Tại Sở Tài chính: Việc theo dõi, quản lý tài chính đối với các trường được phân công cho phòng Hành chính sự nghiệp.

- Tại Sở giáo dục và Đào tạo: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp để theo dõi quản lý giao cho phòng tài vụ.

- Tại các đơn vị dự toán: Các đơn vị dự toán trực tiếp nhận kinh phí do cơ quan tài chính cấp, có chủ tài khoản là hiệu trưởng.

* Quy trình lập dự toán

Hàng năm các trường lập dự toán gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tổng hợp dự toán của các trường gửi Sở Tài chính. Dự toán của Sở Giáo dục và đào tạo gửi Sở Tài chính phải chi tiết từng đơn vị, chi tiết nguồn kinh phí giao khoán và không giao khoán. Dự toán thu chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán của từng khoản thu chi.

Khi UBND tỉnh thông báo số kiểm tra dự toán Ngân sách năm, các trường xây dựng dự toán và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán của các trường. Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán Ngân sách đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, việc thảo luận phải chi tiết kinh phí thu, chi của từng đơn vị dự toán. Sở Tài chính tổng hợp kết quả thảo luận, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán thu chi ngân sách.

Cơ sở để xây dựng dự toán:

Đối với dự toán ngân sách chi thường xuyên

Các trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao theo định mức đối với đơn vị trực thuộc sở 26.743.000 đồng/ biên chế/ năm (chưa

bao gồm kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp ưu đãi của ngành giáo dục theo quy định hiện hành).

Mức chi thường xuyên cho các trường

THPT công lập = Số cán bộ, viên chức được giao trong năm x Định mức phân bổ/ một cán bộ, viên chức/ năm

Đối với nhóm chi không thường xuyên như: chi sửa chữa lớn; mua sắm tài sản cố định, tăng cường cơ sở vật chất trường học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao… căn cứ vào báo cáo tài chính thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch.

Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMT của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với dự toán thu học phí, được phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được UBND tỉnh quy định cho từng vùng, miền. Ngoài ra, trừ đi một tỷ lệ học sinh miễn, giảm học phí quy định cho từng vùng, miền. Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phí, lệ phí của các trường THPT công lập quản lý các nguồn thu như phần kinh phí NSNN cấp, các thu được để lại thực hiện theo dự toán được duyệt sau đó được phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu chưa hết được chuyển sang năm sau sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w