Giáo dục-đào tạo trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 68 - 72)

- Về huy động và tạo nguồn kinh phí

3.1.1.Giáo dục-đào tạo trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

3.1.1. Giáo dục - đào tạo trước yêu cầu của nền kinh tế thị trườngvà hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế

Sản phẩm cuối cùng của giáo dục - đào tạo chính là con người. Giáo dục - đào tạo đảm bảo cho con người phát triển khả năng nội tại của mình một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp… Con người là một thành viên trong xã hội, xã hội muốn tồn tại và phát triển được cần phải có sự đóng góp sức lực trí tuệ của con người. Vì vậy xã hội phải có trách nhiệm giáo dục - đào tạo con người, truyền đạt kho tàng văn hoá, kiến thức của nhân loại để cuối cùng là phục vụ lại xã hội. Ngược lại con người có nghĩa vụ phải học tập để có kiến thức phục vụ bản thân và xã hội. Hiến pháp của Nhà nước ta cũng khẳng định rằng “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuyên suốt quá trình Cách mạng nước ta. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mục tiêu, nội dung và phương pháp của giáo dục - đào tạo đặt ra những yêu cầu mới mà nền giáo dục - đào tạo ở mỗi nước phải cập nhật.

Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, giáo dục - đào tạo là hoạt động cung cấp hàng hoá công không thuần tuý, tức là dịch vụ vừa có tính công cộng, vừa có tính cá nhân. Phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí, đào

tạo nguồn lực trình độ cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài để phát triển đất nước là yêu cầu bức thiết đối với xã hội. Mỗi người đi học lại nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, có thu nhập, có vị trí xã hội lại là mục đích trực tiếp của cá nhân. Bản chất của giáo dục - đào tạo là sự kết hợp lợi ích công, tư. Tuy vậy, con người không thể tự mình lĩnh hội và phát triển một cách có hệ thống những tri thức trong kho tàng tri thức của nhân loại để hình thành, tích luỹ và phát triển năng lực của bản thân. Do vậy để đảm bảo yêu cầu đối với việc truyền đạt, lĩnh hội phát triển tri thức là cơ sở cho việc thực hiện quy định bắt buộc người học phải trả tiền cho việc hưởng thụ dịch vụ giáo dục - đào tạo. Với tính chất là hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng, đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải được tài trợ, đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, ở một mức độ cần thiết, phù hợp với trình độ phát triển của KTXH của mỗi nước và nhằm đảm bảo sự công bằng trong giáo dục - đào tạo. Nếu Nhà nước phó mặc cho cơ chế thị trường tự điều chỉnh hoạt động giáo dục - đào tạo thì sẽ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội học tập đối với người nghèo gây nên sự mất bình đẳng về thu nhập, gây tổn thất cho xã hội và sẽ không thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói và giáo dục: “Thất học - không việc làm - nghèo đói - thất học…” Còn nếu chỉ dựa vào bao cấp của nhà nước thì lại không đủ khả năng.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ở một phạm vi nhất định giáo dục cũng là một loại dịch vụ nó cung ứng kiến thức, kỹ năng cho con người, để nhận được dịch vụ đó phải trả chi phí. Chi phí cho giáo dục bao gồm: chi phí giảng dạy và chi phí học tập cả hai loại chi phí này đều chịu sự chi phối của giá cả thị trường. Nó có đặc điểm là chi phí ngày càng tăng nhanh và do đó đầu tư cho giáo dục ngày càng đắt hơn. Do đó Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư từ NSNN cho giáo dục phù hợp với khả năng của ngân sách, thực hiện cơ cấu lại chi NSNN: đầu tư nhiều hơn cho những ngành nghề cần thiết nhưng tính

cạnh tranh thấp, đặc biệt thực hiện tốt các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các trường, ưu tiên hơn các trường ở vùng sâu, vùng xa, các diện chính sách khó khăn… Chi phí giáo dục trở thành vấn đề KT - XH quan trọng, không chỉ giải quyết được trong khuôn khổ phúc lợi xã hội tức là từ bao cấp của Nhà nước mà phải tiếp cận cơ chế thị trường thực hiện các giải pháp then chốt nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong đó tạo điều kiện mở, mở rộng các trường ngoài công lập, hỗ trợ người có điều kiện tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương và chuyển một số trường THPT công lập hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính “hành chính bao cấp” sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Có cơ chế chính sách, khuyến khích các trường THPT dân lập hoạt động giảm dần bao cấp của nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhu cầu học tập ngày càng tăng, NSNN có tăng cho giáo dục- đào tạo cũng không thể đáp ứng được. Điều đó đòi hỏi phải huy động các nguồn lực tài chính của xã hội cho giáo dục - đào tạo. Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải xã hội hoá mạnh mẽ giáo dục - đào tạo kể cả giáo dục THPT.

Từng bước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của Chính phủ và chính quyền địa phương vào giáo dục - đào tạo. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm đúng chức năng về quản lý nhà nước: định hướng và đề ra chiến lược phát triển ngành, ban hành các chuẩn mực thiết yếu của các trường, và tiến hành công tác thanh tra giáo dục mà không can thiệp sâu vào các công việc cụ thể của nhà trường, đồng thời giao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường công lập cũng như tư thục. Công tác quản lý, giám sát trong nội bộ đơn vị cũng là vấn đề xem xét và trú tâm. Mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục tự xây dựng cơ chế này thật tốt tránh sự chuyên quyền độc đoán của Thủ trưởng đơn vị làm mất đi tính dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Trên cơ sở coi: “con người là nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội của đất nước” trong chiến lược phát triên kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 đề ra “Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng cao hơn cho mọi người”. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế định hướng của giáo dục - đào tạo đến năm 2020 và những năm sau:

Tập trung đổi mới các mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và Thế giới phù hợp với thực tiễn của Việt Nam phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước trong khu vực. Thực hiện học gắn liền với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, khuyến khích tư duy độc lập.

Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, kỹ năng. Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên chú trọng đến việc rèn luyện giữ gìn nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường, ngăn chặn đẩy lùi tiêu cực.

Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người được học tập nâng cao trình độ và có ý thức học tập suốt đời. Phát triển các trường ngoài công lập, có cơ chế ưu tiên thuê đất, vay vốn tín dụng. Đổi mới chế độ học phí theo hướng tương xúng với chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng của người học đồng thời miễn giảm cho người nghèo, thúc đẩy các cơ hội bình đẳng trong giáo dục đào tạo.

Tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo, nâng tỷ lệ NSNN cho giáo dục đào tạo. Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thực hiện chế độ ưu đãi đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 68 - 72)