- Quản lý quá trình quyết toán
1.2.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường THPT công lập
quản lý tài chính đối với các trường THPT công lập
1.2.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với cáctrường THPT công lập trường THPT công lập
Hiện nay cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng có nhiều loại hình trường khác nhau, trong đó trường công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo. Cùng với quá trình cải cách hành chính thì việc đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với các trường công lập là một nhu cầu cấp thiết với xã hội:
Một là, cơ chế quản lý tài chính hiện hành về cơ bản vẫn là cơ chế của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, không còn phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế không những tác động đến mục tiêu, nội dung và phương pháp của giáo dục - đào tạo
mà còn đòi hỏi sự đổi mới của quản lý giáo dục - đào tạo. Trong cơ chế thị trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo phải có tính tự chủ cao, kể cả tự chủ tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ. Ngay cả với nguồn kinh phí từ NSNN thì cơ sở giáo dục vẫn phải được chủ động sử dụng. Cơ chế tài chính cũ với những quy định quá chặt chẽ, chi tiết và cứng nhắc đã hạn chế, cản trở sự chủ động của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí kém hiệu quả và đôi khi phải “làm phép” để qua mặt cơ quan quản lý, thậm chí sinh ra tiêu cực.
Hai là, cơ chế thị trường đòi hỏi phải xã hội hóa mãnh mẽ lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo không còn là việc riêng của nhà nước mà là của toàn xã hội, của nhiều thành phần kinh tế. Xã hội hóa giáo dục mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu học tập tăng lên nhanh chóng của xã hội và mới có đủ nguồn kinh phí để đáp ứng yêu cầu đó. Trong cơ chế thị trường và giáo dục - đào tạo được xã hội hóa, người học mới có nhiều cơ hội chọn nơi học, ngành học, những kiến thức cần thiết mà công việc, nghề nghiệp đòi hỏi và tất nhiên người học có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thực hiện quá trình đào tạo. Cơ sở giáo dục - đào tạo phải được chủ động sử dụng huy động nguồn kinh phí hợp pháp để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ba là, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, sản phẩm giáo dục - đào tạo ở một số khía cạnh nhất định phải được xem như là hàng hóa dịch vụ. Hàng hóa dịch vụ này cũng có chi phí và giá cả. Người sản xuất đỏi hỏi phải bù đắp được chi phí và có lãi cần thiết để tồn tại và phát triển. Người mua hàng hóa dịch vụ phải trả đúng giá cả của hàng hóa. Đối với các trường ngoài công lập thì đây là cơ sở để xác định mức học phí, lệ phí. Còn đối với các trường công lập thì nguồn kinh phí chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước. Song, do yêu cầu phát triển nhanh chóng của giáo dục - đào tạo, đặc biệt trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại tăng rất lớn thì ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Nhà nước cần huy động thêm kinh phí từ
phía người học. Cần có chế độ học phí phù hợp với từng ngành học và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội ở từng vùng. Các đơn vị phải được quyền quyết định linh hoạt mức học phí với từng cấp học, ngành học phù hợp với quy định khung của Nhà nước và được quyền tự chủ sử dụng nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu, quy định quá chi tiết các khoản thu chi của đơn vị. Tuy nhiên, nhà nước cần có chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính một cách khoa học, đảm bảo hoạt động tài chính công khai, minh bạch, đúng mục đích và sử lý nghiêm minh những vi phạm.
Bốn là, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giáo dục - đào tạo cũng diễn ra sự cạnh tranh. Các cơ sở giáo dục - đào tạo từng bước xây dựng thương hiệu cho mình. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo không phải về giá cả mà chủ yếu về chất lượng, chính chất lượng giáo dục - đào tạo làm nên thương hiệu các trường. Ở các thành phố lớn và một số tỉnh hiện nay, việc học sinh đua nhau thi vào các trường THPT có uy tín chính là khẳng định thương hiệu các trường đó. Trong kinh tế thị trường thì thương hiệu là tài sản vô hình, là một yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Như vậy cần nghiên cứu để áp dụng chế độ học phí khác nhau, không nên đặt ra mức thu bình quân như hiện nay.
Giáo dục - đào tạo luôn luôn là sự kết hợp, giáo dục - đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là yêu cầu khách quan. Nhà nước có trách nhiệm phát triển giáo dục - đào tạo và đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục - đào tạo cho toàn xã hội một cách công bằng. Còn đối với cá nhân thì học để có kiến thức, kỹ năng, tay nghề nhằm ổn định cuộc sống, có việc làm và thu nhập hoặc có cơ hội để thăng tiến tức là đáp ứng yêu cầu cá nhân.
Trong cơ chế thị trường, sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng thường không đều nhau, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng khác nhau. Vì vậy, kinh phí tứ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo vào các vùng, các khu vực phải khác nhau không thể dàn trải và mức thu học phí, lệ phí cũng
cần có mức khác nhau đối với từng khu vực và tầng lớp dân cư. Đó cũng là yêu cầu công bằng xã hội của giáo dục - đào tạo trong cơ chế thị trường.
Tóm lại, cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục - đào tạo và những đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế quản lý