Các giải pháp huy động nguồn vốn ngoài NSNN để phát triển giáo dục THPT công lập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 85)

- Về huy động và tạo nguồn kinh phí

3.2.3. Các giải pháp huy động nguồn vốn ngoài NSNN để phát triển giáo dục THPT công lập.

giáo dục THPT công lập.

Trong các nguồn vốn đầu tư cho các trường THPT công lập hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nguồn NSNN vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Song đầu tư cho giáo dục vẫn chưa tương xứng với phát triển giáo dục. Mặc dù, trong những năm qua, NSNN chi cho giáo dục về tỷ trọng cũng như số tuyệt đối đều tăng lên một cách đáng kể, song so với yêu cầu cần thiết để đảm bảo phát triển quy mô và chất lượng thì còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng trường học bán kiên cố phổ biến ở các huyện miền núi, tình trạng học chay, dạy chay ở các trường.

Xuất phát từ quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củ tỉnh nhà trong giai đoạn tới, Ninh Bình cần tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo. Bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình MTQG; ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn; tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên giỏi làm giáo viên, gắn đào tạo với sử dụng.

Để tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục, bên cạnh nguồn vốn NSNN cần có cơ chế và chính sách đa dạng hoá các nguồn tài chính và sử

dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả. Để khai thác có hiệu quả nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục, cần có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nguồn thu học phí

Đối với các trường THPT công lập hiện nay, nguồn thu ngoài NSNN chủ yếu là học phí, khung học phí học phí hiện nay được thực hiện từ năm 1998 có tính chất cào bằng, không phân biệt đối tượng đối tượng đối với giáo dục phổ thông chưa có sự phân biệt quy định học phí giữa các chương trình giáo dục công lập với chất lượng khác nhau, các trường có chất lượng khác nhau với chênh lệch khác khác nhau. Các trường có chất lượng cao ở khu vực thành thị không được thu học phí cao, điều này không khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong 11 năm qua, 1998 - 2009, khung học phí không thay đổi, trong khi chỉ số giá cả tiêu dùng tăng 2,53 lần, lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng gấp 5 lần (năm 1998 là 144.000đồng, năm 2009 là 730.000 đồng), tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người (GDP/người tăng 4,7 lần. Khung học phí hơn 10 năm không thay đổi dẫn đến tổng nguồn lực của đất nước huy động cho giáo dục đào tạo vẫn rất hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo, gây bất hợp lý thêm trong hệ thống giáo dục. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh mức thu học phí ở các trường THPT công lập vừa đảm bảo tình công bằng, vừa nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân. Mức học phí cần được xác định có căn cứ xác đáng, phù hợp, đảm bảo tính hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của người dân để cùng Nhà nước chăm lo phát triển giáo dục, vừa tránh tình trạng học sinh phải bỏ học vì không có đủ điều kiện đóng học phí. Mức học phí được xác định phải căn cứ vào mức sống của người dân, vừa phải đảm bảo phù hợp với từng loại hình trường, từng khu vực, đồng thời quan tâm đến chính sách ưu đãi của Nhà nước cho vùng sâu, vùng xa, con em gia

đình chính sách…Trong cùng một cấp học, phân biệt các loại trường có các điều kiện phục vụ tốt và tương đối tốt để quy định mức cụ thể cho phù hợp, chẳng hạn như đối với trường chuyên, trường đạt chuẩn quốc gia.

Ngoài nguồn thu học phí, lệ phí theo quy định, các trường nên mạnh dạn đầu tư để khai thác nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ như mở các lớp tin học, ngoại ngữ, lớp luyện thi… để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân đồng thời tăng thêm nguồn thu cho nhà trường.

Khuyến khách các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường. Thực hiện chính sách ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đồng thời huy động tối đa các nguồn ngoài NSNN ở những nơi có điều kiện đầu tư cho các vùng này.

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho giáo dục THPT công lập

Đối với tỉnh Ninh Bình hiện nay, bên cạnh những khó khăn cơ bản là mức sống của người dân còn thấp, GDP bình quân đầu người bằng hai phần ba mức bình quân của cả nước, song Ninh Bình cũng có những thuận lợi cho phép đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây không ngừng gia tăng, đời sống người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm mạnh. Đây là điều kiện căn bản góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống tinh thần cho người dân.

Cùng với việc nâng cao quyền tự chủ cho các trường THPT công lập cần nghiên cứu sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các trường THPT, hạn chế việc đầu tư xây dựng các trường THPT công lập ở các khu vực thành phố, nên chuyển bớt một số trường công lập sang ngoài công lập tăng số lượng trường ngoài công lập hiện nay số trường ngoài công lập là 3 trường, số trường công

lập là 21 trường. Lúc ấy nguồn lực Nhà nước chỉ để tập trung vào các trường trọng điểm chất lượng cao mang tính mũi nhọn.

Tuy nhiên trong thời gian qua, chính sách phát triển hoạt động giáo dục ngoài công lập ở tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế như: Một số các quy định ưu đãi về đất đai, về vốn vay chưa được tỉnh quan tâm thực hiện, các thủ tục xin vốn vay còn nhiều khó khăn. Các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập còn chung chung; quy chế quản lý tài chính đối với các trường ngoài công lập chưa được thực hiện nghiêm túc, hầu hết các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý theo quy định. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại nêu trên, tạo ưu đãi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong thời gian tới càn có những giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:

- Hàng năm, UBND tỉnh nên công bố công khai rộng rãi quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục; công bố dự báo phát triển và nhu cầu huy động nguồn lực đầu tư thực hiện quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư tham gia. Với thực trạng quy mô giáo dục THPT có xu hướng giảm như hiện nay, không nên mở thêm các trường công lập ở khu vực thành phố và các vùng có điều kiện kinh tế phát triển mà từng bước chuyển các trường phổ thông bán công và một số trường công lập ở khu vực thành phố và các vùng có điều kiện kinh tế phát triển sang hình thức ngoài công lập nhằm huy động nguồn lực cho xã hội của những gia đình có thu nhập cao đầu tư phát triển giáo dục.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá giáo dục để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội hoá giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của HĐND, UBND các

cấp; phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, Hội khuyến học… huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách để các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w