Thực trạng giáo dục THPT công lập ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 39)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.1.3.Thực trạng giáo dục THPT công lập ở Ninh Bình

Là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả, đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp khối THPT công lập ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện tăng; trang thiết bị giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn quá trình dạy và học…

Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh hiện đang có 21 trường THPT công lập, 2 trường THPT chuyên biệt với 608 lớp và 26.844 học sinh, số học sinh bình quân/ lớp là 45 em, phù hợp với định mức nhà nước quy định tại Thông tư số 27/TT-LB ngày 27/8/1998.

Tổng số phòng học là 659 phòng, trong đó số phòng học kiên cố là 628 phòng chiếm 95,3%, (tăng 1,95% so với năm học trước). Đến nay, cấp THPT công lập đã có 53 phòng học bộ môn (năm học 2008-2009 là 25 phòng). Toàn tỉnh đã huy động lồng ghép các nguồn kinh phí từ Đề án kiên cố hóa trường lớp học, chương trình mục tiêu Quốc gia về GD-ĐT, chương trình phân lũ chậm lũ, các nguồn đầu tư của địa phương để xây dựng mới 455 phòng học và 420 phòng chức năng (tăng so với năm học trước là 308 phòng) trong đó xây dựng mới khối THPT công lập là 32 phòng. Số phòng học được xây mới theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất; đồng thời, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu

của trường đạt chuẩn Quốc gia. Tất cả các phòng học, cơ sở vật chất hiện đã và đang khai thác đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả. Tổng số phòng học kiên cố được nâng lên, song cơ sở vật chất trường lớp ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn học 2 ca, nhiều đơn vị thiếu phòng học bộ môn; đồ dùng dạy học, thiết bị được đầu tư nhưng chưa có phòng để triển khai, sử dụng; cơ sở vật chất phòng học bị xuống cấp chưa được tu bổ kịp thời, nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu. Do đó, tính đến nay toàn tỉnh mới có 02 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 8,7%.

Ba năm trở lại đây, Tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm, đầu tư trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên. Năm học 2008-2009, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng lên, cơ bản hoàn thành việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, phong trào tự học, tự bồi dưỡng được triển khai thường xuyên; toàn bộ giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng đủ điều kiện đều được cử đi đào tạo chuẩn hóa, một bộ phận đáng kể được thực hiện tinh giản theo Nghị định 132. Việc tuyển dụng viên chức được ưu tiên đối với đối tượng đào tạo chuyên ngành sư phạm, tốt nghiệp các trường đại học trọng điểm, đại học Quốc gia hoặc đại học công lập có uy tín.

Đến nay, trình độ đạt chuẩn của nhà giáo và cán bộ quản lý toàn ngành đạt 98,8% (trên chuẩn đạt 50,5%, vượt 10,5 % chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra), trong đó, tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn khối THPT là 99,49% (trên chuẩn là 4,37%). Tỷ lệ giáo viên năm 2009 tăng 12% so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ lệ giáo viên đứng lớp qua các năm từ 2007-2009 so với định mức quy định thì số giáo viên THPT công lập của tỉnh còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ. Cơ cấu giáo viên vẫn ở trong tình trạng mất cân đối giữa các môn học; đội ngũ giáo viên tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng hiệu quả, chất lượng giảng

dạy chưa tăng lên tương xứng, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt giáo viên ngoại ngữ, tin học.

Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm học trước: tỉ lệ học sinh THPT có học lực giỏi tăng từ 1,23% lên 3,34%; HS yếu, kém giảm 19,5% xuống còn 11,3% . Tuy nhiên, tỉ lệ HS có học lực Giỏi còn thấp; tỉ lệ HS yếu, kém ở cấp THPT vẫn còn cao so với 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Toàn quốc.

Biểu 2.1 : Kết quả xếp loại học lực của bậc học so với 8 tỉnh Đồng bằng Bắc bộ và so với cả nước

Đơn vị Cấp Trung học phổ thông

Giỏi Yếu Kém

Ninh Bình 3.34 % 11.06 % 0.24 %

8 tỉnh Đồng bằng Bắc bộ 5.06 % 6.62 % 0.14 %

Toàn quốc 5.14 % 14.04 % 0.84 %

Nguồn : Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

Kết quả các kỳ thi đã phản ánh khá sát với tình hình chất lượng giáo dục đào tạo ở các đơn vị trường học trong tỉnh. Cụ thể :

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2009 - 2010 : Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,66% (cao hơn tỷ lệ chung cả nước là 6,09%, cao hơn năm học 2008-2009 là 7,25%). Trong đó Giỏi 0,95% (năm trước 0,6%); Khá 13,08% (năm trước 9,9%). Có 7/27 trường THPT đạt tốt nghiệp 100% (năm 2008-2009 chỉ có 4 trường đạt 100%). Ninh Bình đứng thứ 7/8 tỉnh thành trong khu vực, đứng thứ 10/63 tỉnh thành trong cả nước về tỷ lệ tốt nghiệp.

- Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh phản ánh một cách chính xác về thành tích đạt được của các đơn vị và đã động viên khuyến khích được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các đơn vị trường học (Tổng số

học sinh tham gia: 816 em; Số học sinh đoạt giải là: 504 em, chiếm 61,76%, trong đó có 45 giải nhất, 112 giải nhì, 150 giải ba, 197 giải khuyến khích.)

- Kết quả thi Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 có 65 em tham dự thì 51 em đạt giải (Trong đó có 02 giải nhất, 09 giải nhì, 27 giải ba, 13 giải khuyến khích) tăng thêm 12 giải so với năm học trước. Đặc biệt năm học 2009 - 2010 có 03 em được triệu tập vào lớp dự tuyển thi Olympic quốc tế, 01 học sinh được chọn dự thi Olympic Quốc tế môn Tin học tại Canada (vào 8/2010).

- Kết quả xếp hạng qua kì thi Đại học năm 2010 tỉnh Ninh Bình xếp thứ 11. Có 03 trường THPT nằm trong tốp 200 trường có tổng điểm trung bình 3 môn thi cao nhất toàn quốc ( trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ thứ 55 (năm 2009 thứ 55); THPT Yên Khánh A thứ 81 (năm 2009 thứ 109); THPT Nguyễn Huệ thứ 116 (năm 2009 thứ 97).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 39)