Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 39)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộ

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2009 đạt bình quân 16%/năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2006: nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 29,2%, công nghiệp chiếm tỷ trọng 38,3%, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 32,5%. Đến năm 2009, cơ cấu kinh tế là: nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 17,93%, công nghiệp chiếm tỷ trọng 47,18%, thương

mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,89%.

Năm 2009, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế đạt 14.945 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2008, trong đó giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 2.679 tỷ đồng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 7.052 tỷ đồng, giá trị tăng thêm ngành thương mại, dịch vụ đạt 5.214 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2009 là 32.748 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 6.404 tỷ đồng, ngành công nghiệp và xây dựng: 18.8 tỷ đồng, ngành thương mại, dịch vụ: 7.462 tỷ đồng (tính theo giá thực tế).

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn phát triển chậm, nhỏ bé. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 67,9 triệu USD. Trị giá hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: thảm cói, hàng thêu, thịt đông lạnh, dứa.

Những đặc điểm về kinh tế, xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế tài chính cho giáo dục - đào tạo.

Là một tỉnh còn nghèo, NSNN chi cho giáo dục - đào tạo còn hạn hẹp, trong khi yêu cầu về kinh phí cho các trường học nói chung và THPT nói riêng ngày càng lớn. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng lại khác nhau, trong đó rất nhiều huyện, xã trình độ phát triển kinh tế thấp, khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho giáo dục - đào tạo rất hạn chế. Những vấn đề trên có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính đối với các trường học nói chung và

các trường THPT công lập nói riêng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường, việc xây dựng định mức phân bổ nguồn lực tài chính từ NSNN, việc xác định mức học phí, các chế độ miễn giảm học phí, chính sách xã hội... đỏi hỏi phải được xem xét, qui định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng trường THPT công lập trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 39)