Những kết qủa đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 56 - 57)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.2.2.1.Những kết qủa đạt được

Nhận thức được vai trò quan trọng của sự nghiệp giáo dục-đào tạo, quán triệt quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua cùng xu thế chung của cả nước tỉnh Ninh Bình đã dành sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực này. Ngân sách địa phương đầu tư giáo dục nói chung và các trường THPT công lập nói riêng tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Nhờ đó cơ sở vật chất của các trường được đầu tư xây dựng ngành càng theo hướng kiên cố, hiện đại hoá; đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng được cải thiện.

Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường THPT công lập ngày càng được hoàn thiện hơn như việc phân cấp quản lý, điều hành cấp phát ngân sách cho các trường THPT do Sở Tài chính ra thông báo dự toán cấp phát trực tiếp cho các trường giảm bớt cấp trung gian, bộ máy cồng kềnh.

Về giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp: Căn cứ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định đã được phê duyệt sở Tài chính giao dự toán chi hoạt động thường xuyên cho đơn vị trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao. Dự toán chi thường xuyên được giao và phân bổ vào một nhóm duy nhất “Chi khác” của mục lục ngân sách. Dự toán được giao cho cả năm không phân bổ theo quý điều này giúp cho các trường chủ động chi tiêu.

Cơ chế quản lý các khoản chi từ nguồn thu để lại các trường được chủ động chi tiêu theo mức chi được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi để lại 40% để thực hiện cải cách tiền lương.

Với cơ chế mới hiện nay, công cụ hữu ích để các trường thực hiện và quản lý đó là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý nguồn thu, chi tài chính tại đơn vị. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, viên chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí tại đơn vị.

Sở Giáo dục và Đào tạo luôn cập nhật những văn bản chế độ chính sách mới, tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn nắm bắt và vận hành ngay. Từng bước tin học hoá quá trình quản lý tài chính từ cấp cơ sở đến cấp quản lý, áp dụng phần mềm kế toán vào hạch toán kế toán cho hầu hết các trường. Đây là một thuận lợi lớn khi chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới đối với các đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 56 - 57)