Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục THPT công lập trong nền KTTT và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

- Về huy động và tạo nguồn kinh phí

3.1.2.Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục THPT công lập trong nền KTTT và hội nhập quốc tế.

dục THPT công lập trong nền KTTT và hội nhập quốc tế.

Để đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục, theo chúng tôi một mặt Ninh Bình cần tiếp tục coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, mặt khác phải đa dạng hóa các nguồn tài chính cho giáo dục đồng thời quan tâm đến việc sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả làm cho tài chính trở thành một công cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục. Cụ thể:

- Xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước tăng đầu tư NSNN cho giáo dục THPT công lập tiếp tục thực hiện theo điều 102 Luật giáo dục năm 2005: “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỉ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hàng năm cao hơn tỉ lệ tăng chi ngân sách nhà nước” đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Phân bổ ngân sách cho giáo dục phải đảm bảo khoa học, hợp lý và rõ rang, công khai theo những mục tiêu ưu tiên được xác định trong các chính sách phát triển GD - ĐT; các định mức để phân bổ ngân sách phải linh hoạt, hài hòa và phù hợp, làm tốt công tác tự kiểm tra, tăng cường công tác giám sát tài chính và gắn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng ngân sách với hiệu quả đầu tư của các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, Luật NSNN và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ.

- Tăng cường và đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính ngân sách giáo dục cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là đối với cấp huyện nhằm nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và phát huy khả năng huy động nguồn lực tại chỗ cho phát triển giáo dục ở địa phương.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách ở các trường học phải trên cơ sở gắn trách nhiệm cả về công tác quản lý chuyên môn với công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác, tăng cường quyền tự chủ về tài chính, quyền tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của đơn vị. Đồng thời tăng thêm quyền chủ động cho nhà trường về phân bổ, sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

- Huy động nhiều nguồn kinh phí khác ngoài NSNN để đầu tư cho GD- ĐT, thực hiện tốt chính sách về cơ sở vật chất, đất đai như chính sách giao đất và ổn định sử dụng. Chuyển hình thức sở hữu nhà nước đối với một số cơ sở vật chất lâu nay không khai thác có hiệu quả, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí theo đề án xã hội hóa giáo dục của tỉnh, điều chỉnh và mở rộng khung thu phí dịch vụ theo mức giá trần phù hợp với từng khu vực.

- Cần có chính sách điều chỉnh mức thu học phí để phù hợp với mức thu nhập dân cư từng khu vực. Có kế hoạch phát triển hợp lý số lượng các trường trong từng cấp học để phù hợp với nhu cầu học tập, cũng như nguồn và khả năng tài chính dân cư. Các trường ở trung tâm thành phố, thị xã sẽ được áp dụng mức thu cao hơn vùng nông thôn và các vùng khó khăn. Từng bước xóa bỏ lớp hệ B trong trường THPT công lập, chuyển 100% học sinh sang học trường bán công, dân lập. Có cơ chế về quản lý, sử dụng tiền thu học phí và các khoản thu khác theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập một cách công khai, minh bạch. Đảm bảo các khoản thu tại các trường công lập được nộp vào NSNN để sử dụng vào các mục đích cụ thể của nhà trường.

Các nội dung đổi mới trên đây cần được quán triệt trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến tất cả các mặt, các lĩnh vực quản lý tài chính giáo dục THPT công lập và các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 72)