Giải pháp phân bổ định mức chi đối với các trường THPT công lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 75 - 81)

- Về huy động và tạo nguồn kinh phí

3.2.2. Giải pháp phân bổ định mức chi đối với các trường THPT công lập

khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh việc ban hành sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, cần phải có cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng hoặc mở lớp tập huấn về kiến thức này đến từng hiệu trưởng, thủ trưởng các đơn vị để hiểu và thực hiện đúng.

3.2.2. Giải pháp phân bổ định mức chi đối với các trường THPTcông lập công lập

Trên cơ sở tổng chi NSĐP do trung ương giao, địa phương phải xây dựng định mức phân bổ cho ngành giáo dục. Đó là căn cứ để phân bổ chính

thức tổng mức kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán, là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí của mỗi đơn vị thụ hưởng ngân sách sau mỗi kỳ báo cáo.

Để định mức chi trở thành chuẩn mực phân bổ kinh phí hay kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí chi thường xuyên thì các định mức chi được xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu:

+ Định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức chi phải được tiến hành chặt chẽ, có căn cứ khoa học xác đáng. Có như vậy, các định mức chi mới đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị.

+ Định mức chi phải có tính thực tiễn cao, tức là nó phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức chi với nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Có như vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho quá trình quản lý kinh phí chi thường xuyên.

+ Định mức chi phải đảm bảo tính thống nhất đối với từng khoản chi, với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng đối tượng hoạt động.

+ Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.

Trong quá trình phân bổ chi thường xuyên cho giáo dục trung học phổ thông hiện nay ở Ninh Bình chưa xây dựng một công thức phân bổ chuẩn mực, thống nhất rõ ràng, cho các trường THPT. Phân bổ ngân sách cho các trường THPT nói chung và trường THPT công lập nói riêng chưa dựa vào các tiêu chí như số lượng giáo viên/ học sinh, chi phí trung bình cho mỗi học sinh…chưa có hệ số điều chỉnh ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng đồng bào

dân tộc để thực hiện các chính sách đã ban hành như chính sách đối với học sinh dân tộc, chế độ phụ cấp đối với giáo viên miền núi, vùng cao.

Chưa đảm bảo sự cân đối trong phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Tính trên địa bàn toàn tỉnh, tỷ lệ chi con người trong tổng chi thường xuyên của các trường THPT công lập chiếm tỷ lệ rất lớn và cũng có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng miền dao động từ 74% - 86%. Điều này có nghĩa tại một số vùng đã đạt tỷ lệ chi con người trong chi thường xuyên là 14% không đảm bảo được cơ cấu chi lương, các khoản có tính chất lương, bảo hiểm… và 20% chi ngoài lương theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Chi tiêu ngoài chi con người có ảnh hưởng mạnh đến việc duy trì và nâng cao chất lượng giảng dạy. Chi tiêu trực tiếp cho học tập và giảng dạy được xem là một trong những nhân tố cơ bản nhất liên quan đến việc đảm bảo chất lượng dạy học. Trên thực tế, do hạn chế tổng nguồn thu mà giáo dục có được, dẫn đến tình trạng nhiều trường chỉ đủ trang trải các chi tiêu về nhân lực, chi hành chính và quản lý còn tỷ lệ chi trực tiếp giảng dạy trong tổng chi tiêu thường xuyên hầu như bằng không.

Sự nghiệp giáo dục trên thực tế phát triển không đồng đều, giáo dục ở thành phố, thị xã và ở các huyện cũng còn những mặt khác biệt cả về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, cũng như các điều kiện hạ tầng khác. Vì vậy để tạo điều kiện cho các vùng, các khu vực đều có cơ hội phát triển giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của mình, tỉnh cần có một cơ chế phân bổ ngân sách hợp lý, công bằng, đồng thời phương pháp phân bổ phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ kiểm tra. Việc phân phối ngân sách phải đảm bảo được tính đồng bộ giữa phân bổ với sử dụng, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm.

Nhằm tạo động lực thúc đẩy giáo dục phát triển và bảo đảm công bằng hiệu quả trong phân bổ ngân sách giáo dục, cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất: Cần xây dựng một công thức phân bổ ngân sách rõ ràng và công khai, tiêu chí phân bổ thống nhất. Một tiêu chí sẽ chỉ được sử dụng thống nhất khi mối quan hệ giữa chủ thể được phân bổ và chủ thể được nhận phân bổ là giống nhau Điều quan trọng nhất là lựa chọn tiêu chí như thế nào để vừa đạt công bằng, vừa phát huy được hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực từ phía Nhà nước. Xét về mặt lâu dài nên lựa chọn tiêu thức phân bổ gắn liền với kết quả đầu ra.

Phân bổ chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục THPT công lập hiện nay, nên phân bổ theo 2 nhóm chi cơ bản sau:

- Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định và một phần chi thường xuyên khác trong năm của nhà trường.

- Nhóm 2: Các khoản chi thường xuyên khác, bao gồm chi học bổng cho học sinh, chi về quản lý hành chính, trang thiết bị, phương tiện, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định…

Đối với nhóm thứ nhất, phân bổ theo tiêu chí lao động biên chế và hợp đồng dài hạn được khoán giáo viên/ trường. Khi tính toán phân bổ phải căn cứ vào tỷ lệ giáo viên/ lớp, học sinh/ lớp, học sinh/ giáo viên, giáo viên/ tổng số cán bộ và nhân viên, để từ đó xác định số lao động cần thiết được phân bổ kinh phí, điều này buộc các trường khi sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. Việc xây dựng mức chi bình quân cho 1 lao động trong năm cần tính đến các chi phí thực tế nhằm xác định mức chi tiêu tối thiểu.

Đối với nhóm chi thứ hai, được phân bổ theo tiêu chí học sinh. Mức chi bình quân cho 1 học sinh bình quân cần được tính đầy đủ các yếu tố đầu vào cho giáo dục và khả năng cân đối của địa phương.

Đối với nhóm chi không thường xuyên như: chi sửa chữa lớn; mua sắm tài sản cố định; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đào tạo cán bộ, công chức; kinh phí nghiên cứu khoa học; vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi phân bổ cần căn cứ vào nhiệm vụ được giao, thực trạng tài sản cố định như học sinh/ lớp, lớp/phòng, đồ dùng dạy học/lớp…và khả năng ngân sách của địa phương.

Khi xây dựng định mức chi cần tính đến yếu tố địa lý (như mật độ dân cư, núi cao, hải đảo, đồng bằng) và điều kiện kinh tế (đô thị, thành phố, nông thôn) điều này ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực tại mỗi vùng, mỗi cấp học để từ đó xác định mức cấp ngân sách một các phù hợp không ảnh hưởng đến việc tái phân bổ nguồn lực từ vùng này sang vùng khác. Việc phân bổ ngân sách cần kết hợp với chính sách thu học phí, nhưng sự gắn kết này không làm suy giảm khả năng huy động nguồn thu ngoài ngân sách tại mỗi vùng, mỗi trường.

Trong thực tế có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu kinh phí của các trường. Do đó nếu mức phân bổ giữ một cách cứng nhắc thì khi có những thay đổi trong chính sách của Nhà nước, các trường học sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng tới công tác giảng dạy hoặc không đảm bảo được những quyền lợi, chế độ theo quy định. Vì vậy, cần quy định một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ trước khi thực hiện phân bổ về một số trường hợp, điều kiện mà đơn vị trường học sẽ được điều chỉnh kinh phí. Đó là:

- Duy trì và ổn định (3 năm) mức giao của thời kỳ đầu, đây là việc đương nhiên phải làm vì hết thời kỳ ổn định sẽ tính toán lại mức phân bổ và hệ số chi khác.

- Có sự thay đổi về chính sách lương, phụ cấp lương, nâng lương theo niên độ, thay đổi lương ngạch bậc theo kỳ công tác.

- Có sự thay đổi về các chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính. Tuy nhiên một trong những yếu tố dẫn đến thay đổi các định mức tiêu chuẩn là do trượt giá, vì vậy có thể thay yếu tố trượt giá bằng yếu tố này thì sẽ đầy đủ và toàn diện hơn, nhưng cũng cần phải xét đến việc sửa đổi các định mức, tiêu chuẩn thường là chậm hơn nhiều so với biến động của giá cả. Do đó nên thay đổi mức kinh phí phân bổ khi chỉ số giá biến động trên 10% so với năm trước.

Thứ hai: Định mức phân bổ kinh phí phải được gắn liền với việc đổi mới hệ thống định mức xác định cụ thể các chuẩn như tỷ lệ học sinh/ lớp, giáo viên/ lớp, số giờ lên lớp của giáo viên/ tuần, đồ dùng dạy học/ lớp,… Đây cũng chính là định mức đầu vào được sử dụng trong nghiên cứu và chi phí giáo dục. Việc xây dựng đầy đủ các định mức đầu vào cho giáo dục và chúng đòi hỏi mức chi cần thiết nhằm thỏa mãn các chuẩn tối thiểu này.

Trên cơ sở các định mức được xây dựng không chỉ phục vụ cho việc phân bổ, cấp phát kinh phí mà còn được các cơ quan quản lý tài chính giáo dục lấy đó làm căn cứ giám sát các trường trong việc sử dụng nguồn lực.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế phân bổ và giao dự toán cho các trường phổ thông phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN và thuận lợi cho công tác kế toán, quyết toán chi NSNN của đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cụ thể:

Cần phải thực hiện thông báo công khai về phần kinh phí NSNN cấp và phần kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp cho các trường, để các trường chủ động trong quá trình chi tiêu.

Khi giao dự toán cần phải tách riêng phần kinh phí đơn vị tự trang trải từ nguồn thu sự nghiệp, phần kinh phí NSNN cấp. Đồng thời phải chấp hành đúng những quy định về việc ghi thu – ghi chi NSNN theo quy định.

Thứ tư, để đảm bảo việc phân bổ ngân sách giáo dục hợp lý, công bằng và hiệu quả, cần thực hiện phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý giữa các vùng, các trường.

Thực tế cho thấy, trong cơ cấu chi thường xuyên của các trường THPT công lập thì tỷ trọng chi con người chiếm phần lớn trong tổng chi thường xuyên, nên việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc tiết kiệm chi tiêu của giáo dục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w