Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính * Quản lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 50)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.2.1.4.Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính * Quản lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN

* Quản lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN

Trong tổng chi ngân sách cho các trường THPT công lập phần lớn là các khoản chi thường xuyên. Vì vậy, chất lượng quản lý các khoản chi này tác động có tính chất quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách cho các trường nói chung.

Các khoản chi thường xuyên của NSNN cho các trường là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các trường, các khoản chi thường xuyên được chia thành 4 nhóm: Chi thanh toán cá nhân; Chi cho hoạt động chuyên môn; Chi mua sắm sửa chữa; Các khoản chi khác.

Để đánh gia một cách khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí từ chi thường xuyên cho các trường THPT công lập, trước hết chúng ta sẽ phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thường xuyên trong giai đoạn 2007 - 2009 thông qua biểu số liệu 2.5

Biểu 2.5: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn NSNN các trường THPT công lập Ninh Bình

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

tr.đ % trđ % tr.đ %

I Tổng chi 52.968 100 63.902 100 78.24

4 100

1 Chi thanh toán cá nhân 41.188 77,76 48.56

5 76,00

61.02

5 77,992 Chi nghiệp vụ chuyên môn 9.893 18,68 12.977 20,31 11.889 15,19 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 9.893 18,68 12.977 20,31 11.889 15,19 3 Chi mua sắm sửa chữa tài sản 1.040 1,96 1.200 1,88 3.494 4,47 4 Chi khác 847 1,60 1.150 1,80 1.831 2,34

Nguồn: Báo cáo quyết toán Sở Giáo dục và Đào tạo

Các khoản chi cho con người mà nội dung cơ bản của nó là chi lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên trong những năm qua. Điều này xuất phát từ các lý do sau:

- Các khoản chi cho con người là những khoản chi cần thiết bắt buộc (hay còn gọi là phần cứng) phải thực hiện, khi lập dự toán cũng như khi phân bổ ngân sách trước hết phải ưu tiên đảm bảo cho các khoản chi này, kể cả khi nguồn vốn ngân sách có hạn, các khoản chi còn lạo chỉ được cân đối bố trí trong phạm vi nguồn ngân sách còn lại khi đã tính đầy đủ nhóm mục chi này.

- Do số lượng biên chế giáo viên không đáp ứng được nhu cầu thực tế môn thì thừa giáo viên, môn thì thiếu dẫn đến các khoản trả lương cho giáo viên hợp đồng và phụ cấp làm thêm giờ tăng lên

- Do tác động mạnh mẽ bởi các chính sách của Nhà nước, chi cho con người luôn được cải thiện.

Từ năm 2006 đến nay, tiền lương tối thiểu đã ba lần được điều chỉnh. Năm 2007 điều chỉnh lương tối thiểu từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP của Chính phủ, năm 2007 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 450.000 đồng lên 540.000 đồng theo Nghị định số 166/2007/NĐ- CP của Chính phủ, năm 2008 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng… trong khi đó định mức chi cho giáo dục THPT công lập không tăng thì tỷ trọng của nhóm 1 tăng là tất yếu.

Mặc dù chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên đối với các trường THPT công lập, nhưng các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho nhóm mục chi này cụ thể và rõ ràng, rất thuận lợi cho công tác quản lý. Vì vậy, nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí để chi cho nhóm mục chi này các trường đã thực hiện tương đối tốt, đảm bảo đúng mục đích, sát với dự toán được duyệt. Tuy nhiên đi kèm với nó là các biện pháp quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt,

nguyên nhân là do lịch sử thời kỳ trước để lại, đến nay vẫn chưa giải quyết được số lượng giáo viên trong biên chế, hợp đồng còn dôi dư, vẫn còn tình trạng tuyển dụng không sát với nhu cầu thực tế.

- Quản lý chi cho hoạt động chuyên môn

Nhóm mục chi này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động chuyên môn khác của trường, nó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, với tỷ lệ kinh phí dành cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn như hiện nay không đáp ứng đầy đủ các chương trình giảng dạy, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

- Quản lý chi mua sắm, sửa chữa:

Với tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của các trường THPT công lập của Ninh Bình như đã nêu ở phần đầu của chương này, cần thiết phải đầu tư một khoản kinh phí khá lớn mới có thể đáp ứng được việc mua sắm, sửa chữa các công trình, thiết bị hiện có. Tuy nhiên, số liệu cho thấy, số tiền ngân sách đầu tư cho công tác này chưa nhiều. Số tiền các trường nhận được quá nhỏ nên công tác mua sắm, sửa chữa tiến hành chắp vá không có hiệu quả. Tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp ở các trường học đang là nỗi trăn trở của ngành giáo dục và các cấp chính quyền địa phương. Việc đầu tư tản mạn không giải quyết dứt điểm tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở từng đơn vị, trường học.

* Quản lý các khoản chi từ nguồn thu học phí

Đối với nguồn thu sự nghiệp, các trường thực hiện quản lý như nguồn kinh phí ngân sách cấp, các khoản chi của trường thực hiện theo dự toán được duyệt. Sau đó, phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu được để lại nếu chưa chi hết được chuyển sang năm sau sử dụng.

Với nguồn thu từ học phí, theo quy định các trường dành tối thiểu 40% số thu học phí để bổ sung quỹ lương theo chế độ, số còn lại chi công tác quản lý thu, chi, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi tăng cường cơ sở vật chất…

Biểu 2.6: Phân bổ chi tiêu nguồn thu học phí các trường THPT từ năm 2007 đến năm 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm học Tổng thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học phí

Học phí

40% để lại làm lương Bổ sung chi hoạt động

2006 - 2007 4.884 1.940 2.930

2007 - 2008 5.412 2.165 3.247

2008 - 2009 5.534 2.214 3.320

(Nguồn: báo cáo tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình)

Từ năm 2007 trở về trước việc quản lý nguồn thu để lại được sử dụng như sau:

+ Chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập không dưới 35% bao gồm các nội dung: Mua sắm trang thiết bị dạy học, sách thư viện, dụng cụ thể dục thể thao, sửa chữa nhỏ và nâng cấp các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị khác phục vụ cho giảng dạy và học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan.

+ Hỗ trợ hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy cho giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan không quá 12%, .

+ 20% số tiền học phí nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo (tính bằng 100%) được chi theo nội dung sau: Chi hỗ trợ cho các trường không thu học phí trên 70%, chi hỗ trợ cho các đối tượng không hưởng phụ cấp ưu đãi công tác tại Sở Giáo dục và đào tạo và những đơn vị trích nộp học phí về sở.

Từ năm 2007 đến nay nguồn thu từ học phí, lệ phí sau khi dành 40% để cải cách tiền lương các trường được chủ động chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mà không bị bó buộc như trên.

- Cơ chế phân phối chênh lệch thu, chi

+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Các trường THPT công lập đã xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo hướng dẫn tại thông tư 71/2006/TT-BTC và hướng dẫn số 267/STC-HCSN ngày 24/3/2008 của Sở Tài chính Ninh Bình. Tuy nhiên các trường THPT công lập chưa tạo được thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức. Khó khăn của các trường THPT công lập cũng như các trường công lập khác thực hiện quyền tự chủ về tài chính đó là: Trong cơ cấu nguồn tài chính của các trường THPT công lập, NSNN giữ vai trò chủ đạo và quyết định đối với các nguồn kinh phí khác chiếm 91.56% đến 93.39%, là nguồn tài chính chủ yếu cho đầu tư chiều sâu thiết bị, xây dựng cơ bản, các phòng học, các phòng thí nghiệm của các trường THPT công lập. Các trường THPT công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nguồn thu chủ yếu từ nguồn học phí, hiện nay hầu hết các trường chưa tăng cường thu hút mở rộng các nguồn tài chính từ các hoạt động giáo dục đào tạo, dịch vụ…do đó nguồn thu của các trường mới chỉ hỗ trợ một phần cho việc hỗ trợ chi phí giảng dạy và học tập hầu như chưa có vai trò trong nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Chính sách và cơ chế cải cách tiền lương với việc dành 40% nguồn thu sự nghiệp để chi lương trong khi các quy định về học phí chưa thay đổi. Định mức phân bổ chi thường xuyên cho các trường chưa xây dựng một cách khoa học, chi con người chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thường xuyên do đó hạn chế quyền tự chủ của các trường mặt khác cơ cấu chi thường xuyên của các trường còn chưa

thực sự hợp lý kinh phí dành cho chi hoạt động quản lý hành chính khác chiếm tỷ lệ cao, chi tiêu trong hoạt động quản lý chưa thực sự tiết kiệm.

Do đó hầu hết các trường không có kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi cho quản lý hành chính và từ nguồn thu để bổ sung tiền lương tăng thêm cho người lao động mặc dù đã thực hiện tự chủ.

+ Đối với việc trích lập và sử dụng các quỹ: hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động, số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu và phần chi, các trường THPT công lập được trích các quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Hầu hết các trường chưa trích lập các quỹ để chi tiêu các khoản chi khen thưởng, phúc lợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 50)