Huy động, tạo nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 50)

- Quản lý quá trình quyết toán

2.2.1.3. Huy động, tạo nguồn lực tài chính

- Nguồn NSNN cấp

Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT công lập theo định mức, các chương trình mục tiêu, dự án. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng của ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT công lập cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

A. NSNN cấp 73.781 91.451 97.456

I. Chi đầu tư XDCB 14.824 24.879 15.301

Tỷ trọng trong NSNN cấp 20,09% 27,20% 15,70%

II. Chi thường xuyên 52.968 63.902 78.244

Tỷ trọng trong NSNN cấp 71,79% 69,88% 80,29% III. Chương trình mục tiêu

quốc gia 5.989 2.670 3.911

Tỷ trọng trong NSNN cấp 8,12% 2,92% 4,01%

Nguồn: Sở Tài chính Ninh Bình

Qua số liệu trên ta thấy chi thường xuyên NSNN cho các trường THPT công lập thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong những năm qua, tỷ trọng chi thường xuyên chiếm từ 69,88% đến 80,29%, phần chi dành cho công tác xây dựng trường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong những năm qua tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng phòng học mới theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng nhà công vụ, nhà hiệu bộ… đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất; đồng thời, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia. Tổng số phòng học kiên cố được nâng lên, song cơ sở vật chất trường lớp ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn học 2 ca, nhiều đơn vị thiếu phòng học bộ môn; đồ dùng dạy học, thiết bị được đầu tư nhưng chưa có phòng để triển khai, sử dụng; cơ sở vật chất phòng học bị xuống cấp chưa được tu bổ kịp thời, nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu. Do đó, tính đến nay toàn tỉnh mới có 02 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 8,7%.

Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng của các trường THPT công lập. Trong vài năm qua, nó có vai trò lớn trong việc bổ sung một phần nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao điều kiện giảng dạy, học tập cho cán bộ viên chức cho các trường. Hiện nay các trường đang thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với học phí chính quy, thông tư liên tịch số 54/1998/TTLB/GD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập. Các quyết định, thông tư nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu học phí của các trường công lập.

Mức thu học phí được thực hiện đến thời điểm hiện nay theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 27/8/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quy định mức thu học phí. Ngày 17/10/2001 Liên Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính có công văn số 883/LS hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý quỹ học phí. Mức thu cụ thể như sau:

Biểu 2.3: Mức thu học phí bậc THPT công lập

Đơn vị tính: đồng/tháng/học sinh Ngành học Khu vực thị xã Khu vực miền núi Khu vực còn lại Trung học phổ thông công lập 35.000 15.000 25.000

Căn cứ mức thu trên, sau khi thực hiện các chế độ miễn, giảm theo chế độ quy định thì số thu học phí các trường THPT công lập 3 năm như sau:

Biểu 2.4: Quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn học phí các trường THPT công lập. Năm học Tổng số NSNN cấp Nguồn thu học phí Mức (tr.đ) Tỉ lệ (%) Mức (tr.đ) Tỉ lệ(%) 2006 - 2007 57.852 52.968 91,56 4.884 8,44 2007 - 2008 69.314 63.902 92,19 5.412 7,81 2008 - 2009 83.778 78.244 93,39 5.534 6,61

Nguồn: Báo cáo Quyết toán Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 tổng nguồn kinh phí cho các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh là 210.944 triệu đồng, trong đó chi từ nguồn vốn NSNN là 195.144 triệu đồng, chiếm 92,5% tổng chi thường xuyên, chi từ nguồn thu sự nghiệp là 15.830 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,5% tổng chi thường xuyên. Tỷ lệ thu học phí bình quân 3 năm gần đây chỉ chiếm từ 6,61% đến 8,44% tổng ngân sách nhà nước cấp cho bậc THPT công lập nguồn thu học phí qua các năm tăng không đáng kể do tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí cao. Toàn tỉnh có 57 xã miền núi, 6 xã vùng bãi ngang, 21 xã thuộc vùng phân lũ chậm lũ. Tỷ lệ thu học phí tăng chậm do bị khống chế bởi khung định mức quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn thu dịch vụ, liên doanh liên kết chưa có điều kiện khai thác. Do vậy, các trường còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Điều này đã dẫn đến hệ quả là các trường trở nên bị động trước những thay đổi của môi trường bên trong và bên

ngoài, tính tự chủ đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm chỉ là một khái niệm “rỗng”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w