hành quốc tế nhận khách tại Việt Nam:
Bài học kinh nghiệm thứ 1: Công ty du lịch Quảng Đạt với tên giao dịch là Allez Vietnam, có văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng, Hà Nội, website: www.allezvetnam.com, email: allezvietnam@vnn.vn. Allez Vietnam tập trung khai thác thị trƣờng khách Pháp, hầu hết khách hàng của Allez Vietnam có quốc tịch Pháp hoặc các nƣớc nói tiếng Pháp. Mỗi năm Allez Vietnam đón vài ngàn khách du lịch tham quan Việt Nam với các chƣơng trình du lịch trọn gói từ 10 ngày trở lên. Năm 2009, với sự suy giảm kinh tế toàn cầu, số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sụt giảm rất lớn, đặc biệt là thị trƣờng châu Âu, trong đó có Pháp. Allez Vietnam chịu sự ảnh hƣởng nặng nề của việc sụt giảm này. Allez Vietnam không có sự chuẩn bị các kế hoạch cho khủng hoảng này nên không có biện pháp đối phó, do đó chịu tổn thất lớn về tài chính. Cuối năm 2009,
Trang 32
Allez Vietnam phải chịu sát nhập với một đối thủ khác để tránh tình trạng phá sản và mất dần thƣơng hiệu Allez Vietnam trên thị trƣờng.
Bài học kinh nghiệm thứ 2: Đầu năm 2012, ngành du lịch chứng kiến một khủng hoảng lớn – hãng lữ hành Lanta Tour Voyage của Nga tuyên bố phá sản. Rất nhiều nƣớc trên thế giới bị ảnh hƣởng bởi sự kiện này trong đó có Việt Nam. Trong những ngày đầu khi Lanta Tour bất ngờ tuyên bố phá sản, các nhà cung ứng du lịch trên thế giới không kịp có phản ứng. Nhiều nhà cung ứng đã giữ khách lại để đòi thanh toán, có quốc gia còn bắt giam lãnh đạo Lanta Tour phụ trách khu vực quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ, các cơ quan truyền thông chỉ biết tin khi khách du lịch mua tour của Lanta Tour bị các resort tại Mũi Né đòi thanh toán trƣớc khi đƣợc trả phòng khách sạn. Tuy nhiên ngay khi có thông tin du khách thông báo cho báo chí nƣớc ngoài, các cơ quan phụ trách của Việt Nam đã vào cuộc một cách tích cực. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều khách Nga của công ty Lanta Tour đang lƣu trú đã can thiệp ngay với các Resort tại Mũi Né và phối hợp với Lãnh sự quán Nga tại thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết khủng hoảng. Đại diện Lãnh sự quán Việt Nam tại Nga đã tham gia các họp báo vụ Lanta Tour tại Nga và đã có các thông tin kịp thời có lợi cho Việt Nam cũng nhƣ các hƣớng giải quyết.
Trong khi khách du lịch Nga mua tour của Lanta Tour còn bị kẹt ở các nƣớc nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Ý, Mexico,…; các văn phòng Lanta Tour ở các nƣớc còn bị đập phá thì Lanta Tour Việt Nam vẫn bình an và tất cả khách du lịch Nga đƣợc giải quyết về nƣớc đúng thời hạn họ đi du lịch.
Qua việc này cho thấy sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan Việt Nam và các nhà cung ứng, tổ chức du lịch. Việc này không chỉ làm cho các nhà cung ứng du lịch tại Việt Nam hạn chế thiệt hại mà còn mang lại hình
Trang 33
ảnh đẹp cho Việt Nam trong lòng du khách Nga và quốc tế. Việt Nam đã chuyển đổi đƣợc rủi ro thành cơ hội, lợi thế cho mình trƣớc mắt du khách quốc tế.
Tiểu kết chương 1
Trong chƣơng 1, dựa trên các tƣ liệu khoa học và qua một số thực tế, tác giả nêu ra một số khái niệm về lữ hành, rủi ro trong kinh doanh lữ hành và quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành. Tác giả nêu ra các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng nhƣ cách đánh giá, phân loại, phòng ngừa rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành lữ hành quốc tế nhận khách.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số bài học thực tế về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách đã gặp phải. Dựa trên các cơ sở lý luận này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu thực tế công tác quản trị rủi ro tại một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế lớn là công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist và đối chiếu với một số bài học thực tế mà các doanh nghiệp khác đã làm.
Trang 34 Chƣơng 2