Quan điểm, mục tiêu, xu hướng khai thác khách du lịch quốc tế đến của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourit (Trang 77 - 79)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NHẬN

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, xu hướng khai thác khách du lịch quốc tế đến của Việt Nam.

của Việt Nam.

Theo Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, các quan điểm, mục tiêu, xu hƣớng khai thác khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

- Quan điểm phát triển:

o Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. o Coi trọng thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến; duy trì các thị trƣờng

truyền thống và thị trƣờng có nguồn khách lớn; đảm bảo tăng trƣởng ổn định nguồn khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó tập trung thu hút phân đoạn thị trƣờng có khả năng chỉ trả cao, du lịch dài ngày.

o Xác định du lịch quốc tế và du lịch nội địa có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, tạo tiền đề kích thích sự tăng trƣởng, phát triển.

o Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh. Quan điểm chuyển từ phát triển về lƣợng, theo chiều rộng sang tập trung phát triển về chất, theo chiều sâu theo hƣớng hiện đại. Chất lƣợng hoạt động du

Trang 78

lịch phải đƣợc coi trọng hàng đầu; tập trung đầu tƣ khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng, có chất lƣợng và giá trị gia tăng cao, có thƣơng hiệu nổi bật.

- Mục tiêu phát triển:

o Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

o Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

o Về số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam:

Năm 2015 đạt từ 7 đến 7,5 triệu lƣợt khách, tốc độ phát triển là 7,6%/năm.

Năm 2020 đạt từ 10 đến 10,5 triệu lƣợt khách, tốc độ phát triển là 7,2%/năm.

Năm 2025 đạt 14 triệu lƣợt khách, tăng trƣởng là 6,5%/năm. Năm 2030 đạt 18 triệu lƣợt khách, tăng trƣởng là 5,2%/năm. o Về tổng thu từ khách du lịch:

Năm 2015 đạt 10 đến 11 tỷ USD, tăng 13,8%/năm. Năm 2020 đạt 18 đến 19 tỷ USD, tăng 12%/năm. Năm 2025 đạt 27 tỷ USD.

Phấn đấu năm 2030 đạt gấp hơn 2 lần năm 2020.

- Xu hƣớng khai thác thị trƣờng khách quốc tế:

o Thu hút, phát triển mạnh thị trƣờng khách quốc tế gần nhƣ: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông

Trang 79

Nam Á và Thái Bình Dƣơng (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Australia).

o Tăng cƣờng khai thác thị trƣờng khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu nhƣ Nga, Ukraina).

o Mở rộng thị trƣờng mới: Trung Đông, Ấn Độ.

o Theo định hƣớng thu hút thị trƣờng khách có khả năng chi trả cao do đó cần tập trung vào khách nghỉ dƣỡng và giải trí. o Xu hƣớng phát triển thị trƣờng gần là tất yếu thông qua các hợp tác khu vực tạo điều kiện thu hút khách giữa các nƣớc láng giềng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourit (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)