IV. TỔ CHỨC DẠY THỰC HÀNH
b. Theo hình thức
Phương pháp thực hành 4 bước, phương pháp thực hành 3 bước, phương pháp thực hành 6 bước.
Định hướng, thơng
tin kỹ thuật Làm mẫu hành động Huấn luyện
Hình ảnh, biểu tượng vận động Động hình vận động Kỹ năng Lĩnh hội hiểu biết kỹ thuật Bắt chước Luyện tập HS KQ GV 1
Hình 20. Qu trình hình thnh kỹ năng - Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kỹ năng cĩ nhiều loại, nhưng chúng thường được hình thành theo những quy luật nhất định, thường bắt đầu từ việc nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động củ thể. Cĩ thể tĩm tắt theo hình trên.
Qua sơđồ trên cho ta thấy, quá trình hình thành kỹ năng ở học sinh gồm ba giai đoạn:
(1) Giai đoạn hình thành động cơ và lĩnh hội hiểu biết cần thiết cho hoạt động.
Kết quả của giai đoạn này là hình thành biểu tượng và hình ảnh hành động, bao gồm nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. Đểđạt được kết quả này giáo viên phải định hướng tạo động cơ học tập và các hiểu biết cần thiết cho học sinh.
(2) Giai đoạn tạo dựng động hình vận động
Nhằm chuyển biểu tượng vận động thành các vận động tay chân, hay cịn gọi là động hình vận động. Động hình cĩ được nhờ quan sát và bắt chước một cách cĩ ý thức những động tác đang và đã cĩ trước đây. Để hỗ trợ cho học sinh động hình giáo viên cần phải làm mẫu, giải thích kỹ lượng cho học sinh về hành động cần hình thành kỹ năng. (3) Giai đoạn hình thành kỹ năng:
Ở giai đoạn này kỹ năng được hình thành dần dần nhờ tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần những động hình đã cĩ kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động. Do đĩ giai đoạn này giáo viên cần tổ chức huấn luyện cho học sinh.
Từ việc phân tích quá trình hình thành kỹ năng trên chúng ta thấy được rằng trong
dạy thực hành cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học đơn lẽ khác nhau tùy theo mục đích và nội dung của từng giai đoạn như phuơng pháp làm mẫu – quan sát, huấn luyện – luyện tập. Các giai đoạn hình thành kỹ năng là cơ sở cho việc thiết kế cấu trúc bài dạy thực hành (giai đoạn hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc) và các mơ hình về phương pháp dạy thực hành đề cập ở phần kế tiếp.
1 Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành và Nguyễn Văn Khơi: Phương pháp dạy kỹ thuật cơng nghiệp. Nhà xuất bản Giáo duc, Hà nội, năm 1999, trang 84.