ở Hậu Giang
Với những chính sách ưu đãi, xúc tiến thu hút đầu tư và phương châm huy động tối đa mọi nguồn lực địa phương, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, liên kết chặt chẽ với thành phố Cần Thơ, các tỉnh lân cận nhằm xây dựng tỉnh Hậu Giang thành một địa phương có nền công nghiệp và thương mại, dịch vụ hiện đại, một trung tâm kinh tế trung chuyển của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và Bán đảo Cà Mau, đô thị Vị Thanh đạt tiêu chí đô thị loại 2, Ngã Bảy đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3, thành lập thị xã Long Mỹ, làm điểm tựa vững chắc cho các huyện trong tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên tự nhiên, huy động đến mức cao nhất nguồn nội lực. Thu hút các nguồn lực từ bên ngoài của nhiều thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thiết thực nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và các vùng trọng điểm (Vị Thanh, Ngã Bảy, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A), nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước (từ cấp tỉnh đến huyện, xã), quản lý doanh nghiệp, trang trại; đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội và tổ chức đơn vị hành chính.
Bảng 2.14: Tổng hợp nguồn thu từ khai thác và phát triển quỹ đất giai đoạn năm 2009 – 2013 Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng Số dự án thực hiện Dự án 17 17 19 20 23 96
Diện tích đất được khai thác Ha 421,94 459,95 478,64 503,4 461,3 2.325,23
Nguồn thu nộp Ngân sách Tỷ
đồng 53.28 80,41 107,58 95,63 80,62 364,24 Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang
Nhìn chung các biện pháp thu hút đầu tư của tỉnh đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài để phục vụ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị mới và khai thác quỹ đất hiện có. 2.4.2. Tác động của đầu tư tư nhân đến Khai thác và phát triển quỹ đất ở tỉnh Hậu Giang
2.4.2.1. Những tác động tích cực
Đầu tư Tư nhân trong khai thác và phát triển quỹ đất góp phần bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Một nền kinh tế đang phát triển, nếu có nguồn vốn đầu tư càng cao thì tăng trưởng sẽ càng cao. Vốn đầu tư hình thành từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn vay thương mại, đầu tư gián tiếp và FDI. Các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn.
Phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị: Hậu Giang có vị trí liền kề thành phố Cần Thơ trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp cận hệ thống giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và cả nước như quốc lộ 1A, quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, đường thủy giáp sông Hậu, kênh Xáng Xà No và hệ thống cảng Cái Cui, bến bãi có khả năng vận chuyển lớn và nhanh chóng, tỉnh hiện đang có nhiều chính sách thông thoáng và ưu đãi đặc biệt, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và nhân công rẻ…nên thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp, đô thị và dân cư nông thôn.
Cơ cấu sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 11,41%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2009-2013).
Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: hiện việc khai thác tiềm năng phát triển dịch vụ, thương mại của tỉnh chưa cao do đời sống dân cư còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên, trong tương lai, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội thì ngành thương mại, dịch vụ, du lịch sẽ đóng góp quan trọng trong quá trình chuyển dịch cũng như phát triển kinh tế của tỉnh, một số khu vực có thể phát triển các ngành dịch vụ như: khu vực thành phố Vị Thanh phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, các siêu thị, chợ đầu mối, trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng…,trong đó chú trọng phát triển du lịch du thuyền, đờn ca tài tử trên sông Xà No; khu vực thị xã Ngã Bảy triển các dịch vụ du lịch vui chơi giải trí, tham quan, giải trí, dịch vụ bán buôn, kết hợp giữa phát triển chợ nổi Ngã Bảy với vùng sinh thái ngập nước Lung Ngọc Hoàng.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh nhiều điểm di tích và danh thắng nổi tiếng: Tầm Vu, khu di tích Nam kỳ khởi nghĩa, Đền thờ Bác Hồ, rừng tràm Vị Thủy… vừa kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn mang đặc trưng của vùng sông nước.
Hầu hết các trung tâm huyện, xã, thị trấn đều chưa có trung tâm thương mại hay chợ đầu mối, quỹ đất của các khu vực này còn khá lớn, là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các trung tâm thương mại mang tính trung tâm thương mại liên vùng.
Phát triển kết cấu hạ tầng: Trong quá trình đầu tư để khai thác và phát triển quỹ đất, các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật từ đó góp phần hoàn thiện dần kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật để khai thác quỹ đất, các nhà đầu tư còn sử dụng một lực lượng lao động nhất định, để đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư cũng đưa đi đào tạo hoặc đào tạo lại lực lượng lao động, nâng cao tay nghề.
2.4.2.2. Những tác động tiêu cực
Nhìn chung trong thời gian qua việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều thành công nhưng chỉ tập chung đầu tư ngành xây dựng, giao thông và phát triển các đô thị, hoặc đầu tư vào việc giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, thiếu sự quan tâm đầu tư vào khai thác quỹ đất.
Để phát triển Hậu Giang theo kịp với các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước cần thiết phải thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng gia tăng đất đô thị, khu công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở tất cả các huyện, thị xã toàn tỉnh diễn ra nhanh chóng phục vụ mục tiêu mở rộng đô thị, phát triển các khu dân cư nông thôn, xây dựng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng khác dẫn đến diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp giảm nhanh. Ngoài việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu dịch vụ, thương mại và các khu du lịch Hậu Giang còn có nhiệm vụ khác nữa là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên việc chuyển đổi đất lúa sang các loại hình khác phải hết sức thận trọng, đúng quy hoạch, tránh tình trạng chuyển đổi một cách ồ ạt, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và xuất khẩu lúa gạo cả nước.
Cũng với tiến trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng gia tăng đất đô thị, khu công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng để đáp ứng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ về quy mô diện tích, đảm bảo cho nhu cầu phát triển và bố trí của
ngành công nghiệp với nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ lao động còn thấp, trình độ quản lý công nghệ còn thấp và nhiều hạn chế, ngành nghề chính trước khi chuyển đổi là nông nghiệp, khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sẽ dẫn đến một lượng lớn lao động bị di dân từ nông thôn ra thành thị chưa qua đào tạo nghề, dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời, các tệ nạn dễ phát sinh, điều kiện an sinh xã hội cũng không đảm bảo.
Việc thu hút đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết nhưng cần thận trọng nhất là một tỉnh nghèo, mới chia tách như Hậu Giang cần thu hút đầu tư, đô thị hóa nông thôn nhưng diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chỉ còn khoảng 0,02% tổng diện tích tự nhiên là rất ít. Do đó, yêu cầu đặt ra hiện nay và những năm tới là công tác quản lý đất đai trên địa bàn cần phải tiếp tục tăng cường, để quản lý và sử dụng đất đai đạt hiệu quả, đúng pháp luật nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, không để việc chuyển đổi ồ ạt, không theo quy hoạch làm ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.
2.5. Kết quả khảo sát và đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hậu Giang tư vào tỉnh Hậu Giang
2.5.1. Mục tiêu, đối tượng và nội dung điều tra, phỏng vấn
Mục tiêu khảo sát nhằm thu thập số liệu, các thông tin sơ cấp thu thập được,
phân tích chủ yếu nhằm phân tích thực trạng, tình hình thu hút vốn đầu tư vào khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời gian qua. Qua đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tiến hành điều tra thu thập số liệu. Do số lượng nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa nhiều, nên điều tra toàn bộ tổng thể được áp dụng trong đề tài này. Như vậy với số doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất hiện nay là 28, thì số mẫu của nhóm đối tượng này được thực hiện là 28 mẫu.
Nội dung dự kiến thu về từ nhóm đối tượng này như sau: thông tin về doanh nghiệp, vốn đầu tư, loại hình đầu tư, tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, các khó khăn vướng mắc khi liên hệ làm thủ tục hành chính, mức độ hấp dẫn của các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp…. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 28 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất, có 09 doanh nghiệp đã tham gia hoạt động
trước ngày chia tách tỉnh, còn lại 19 doanh nghiệp hoạt động từ năm 2004 đến 2013, loại hình hoạt động đa phần là Công ty cổ phần với 15 doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn có 10 doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân là 04 doanh nghiệp. 28 doanh nghiệp trong nước, cho đến nay Hậu Giang chưa có doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất.
2.5.2. Phân tích kết quả điều tra
Sơ lược tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
* Về vốn đăng ký kinh doanh: có một lượng lớn các doanh nghiệp có vốn kinh doanh trên 100 tỷ đồng, chiếm 75% số lượng doanh nghiệp, đa số là công ty cổ phần. Các doanh nghiệp có vốn điều lệ tư 50 – 100 tỷ chiếm 17,8% tập chung là công ty trách nhiệm hữu hạn và số lượng nhỏ 7,2% doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư từ 10 – 50 tỷ. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy rõ ràng trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế thì việc huy động vốn để tạo ra nguồn lực tài chính là rất cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, để tồn tại trong thời gian dài thị trường bất động sản đóng băng thì việc liên kết, huy động mọi nguồn lực tài chính là vấn đề quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp do đó với hình thức cổ phần hóa trong thời gian này là hợp lý nhất. Cũng còn có một lượng ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, tập trung vào doanh nghiệp tư nhân, đây cũng là một điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, có những doanh nghiệp muốn tồn tại phải cần một nguồn lực tài chính đủ mạnh để duy trì, nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ cần một ít vốn để duy trì và đây là những doanh nghiệp hoạt động môi giới, họ không trực tiếp đầu tư mà chỉ mua lại một phần dự án, mua lại số lượng lô nền đã được đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh để chờ cơ hội bán lại thu lợi, và cũng nhờ vào các doanh nghiệp này mà thị trường trở nên sôi động hơn.
Bảng 2.15. Nguồn vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp được điều tra
Loại hình hoạt động DNTN Cty Cổ phẩn Cty TNHH Loại hình khác Tỷ lệ
Dưới 5 tỷ Từ 5 – 10 tỷ
Từ 10 – 50 tỷ 02 7,2%
Từ 50 – 100 tỷ 01 04 17,8%
Trên 100 tỷ 18 03 75%
* Về lao động: cũng từ bảng điều tra cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang sử dụng một lượng lao động khá khiêm tốn, do số lượng dự án triển khai để đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh ít (khoảng hơn 100 dự án), diện tích tự nhiên nhỏ và số lượng dân cư ít, tập trung chủ yếu ở nông thôn, dân cư tại nội ô của các đô thị thưa thớt nên hoạt động maketting của các doanh nghiệp không diễn ra sôi động như ở các đô thị lớn khác.
Bảng 2.16: Số lượng lao động của các doanh nghiệp được điều tra
Loại hình hoạt động DNTN Cty Cổ phẩn Cty TNHH Loại hình khác Tỷ lệ (%) Dưới 5 LĐ
Từ 5 – 10 LĐ
Từ 10 – 49 LĐ 02 05 25
Từ 50 – 99 LĐ 06 08 50
Trên 100 LĐ 07 25
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013
Đánh giá về thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo kết quả điều tra, có đến 25/28 doanh nghiệp có ý kiến là phải mất từ 45 – 60 ngày mới nhận được giấy chứng nhận đầu tư, còn lại 02 doanh nghiệp cho rằng trên 60 ngày và 01 doanh nghiệp cho rằng dưới 45 ngày, đều này nói lên rằng dù rất nỗ lực trong cải cái thủ tục hành chính, giảm bớt các quy trình, thủ tục tiếp nhận và xử lý để trả kết quả đăng ký nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vấn đề này cần phải được xem xét và đưa ra những biện pháp khắc phục để cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bởi hiện tại thủ tục hành chính chưa có được lòng tin đối với các doanh nghiêp, thực tế đã cho thấy rõ là tất cả các doanh nghiệp điều cho là phải mất từ 45 ngày đến trên 60 ngày mới nhận được giấy chứng nhận.
Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn còn phải gặp nhiều khó khăn khi liên hệ bộ phận tiếp nhận, thẩm định và giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Có thể nói đây là một căn bệnh lâu ngày của cán bộ công chức nhà nước, mặc dù đã thấy và đưa ra các biện pháp khắc phục nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, do một phần vì trình độ hạn chế, một phần thì muốn chứng tỏ mình là người quản lý để có thể tìm lợi ích cho cá nhân khi giải quyết công việc.
Nhìn chung, về mặt thủ tục hành chính nhà nước các nhà quản lý của tỉnh Hậu Giang tuy có hướng thay đổi tích cực nhưng cũng còn nhiều điểm cần phải giải quyết như khâu tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, khâu thẩm định trình ký.
Bảng 2.17: Tổng hợp các ý kiến đánh giá về sự thay đổi thủ tục hành chính