Khái quát tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 44)

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quy mô và trình độ phát triển nền kinh tế của Hậu Giang trong những năm qua luôn ổn định theo chiều hướng tăng dần (đo bằng GDP bình quân đầu người). Đến năm 2013, GDP/người của Hậu Giang đạt gần 33,33 triệu đồng/người, tương đương 1.587,3 USD/người. Xem xét các năm từ 2004 - 2008, GDP/người của Hậu Giang cũng chỉ khoảng 84 - 85% GDP/người của vùng đồng bằng sông Cửu Long, xong đến

2013 đã vượt lên nằm trong tốp dẫn đầu. “Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2013

tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,13%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 32,48 triệu đồng (tương đương 1.556 ,6 USD). Các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao là Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An và Trà Vinh”.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP 5 năm tỉnh Hậu Giang 2009 – 2013 (giá hiện hành, phân

theo khu vực) Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng bình quân (%) Khu vực I 36,92 33,61 31,73 30,10 27,67 -0,93 Khu Vực II 29,51 30,70 31,32 32,18 32,83 1,03 Khu vực III 33,57 35,69 36,95 37,72 39,50 1,04 Trung bình 33,33 33,33 33,33 33,33 33,33 0,38

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ niêm giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013, cơ cấu GDP 5 năm giai đoạn 2009 – 2013

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hậu Giang

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP theo từng khu vực không đồng điều.

+ Khu vực I (nông - lâm - thủy) giai đoạn 2009 – 2013 giảm bình quân mỗi năm 0,93%/năm, Tốc độ tăng trưởng giảm dần có thể là do khả năng trồng trọt đã khai thác hết, việc chuyển đổi cơ cấu sang chăn nuôi và thủy sản mới bắt đầu chưa phát huy hiệu quả và diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh.

+ Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giai đoạn 2009 – 2013 tăng bình quân mỗi năm 1,03%/năm. Tốc độ khu vực II tăng là do phát triển mạnh công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp đã được phát huy.

+ Khu vực III (dịch vụ) giai đoạn 2009 – 2013 tăng bình quân mỗi năm 1,04%/ năm, chủ yếu phát triển dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, đặc biệt nâng cao một bước dịch vụ cao cấp như tài chính, tín dụng , tư vấn.

Như vậy tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009 – 2013 của Hậu Giang tăng trung bình trên cả 03 khu vực là 0,38%/năm, có chậm hơn so với giai đoạn 2004 – 2008 là 1,01%/năm. Điều này cho thấy giai đoạn 2004 – 2008 là giai đoạn mới chia tách tỉnh, với sự đầu tư ồ ạc về kết cấu hạ tầng, quỹ đất công còn rộng và sự đầu tư đột biến của các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã đẩy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng nhanh. Hiện nay các doanh nghiệp đang dần ổn định hoạt động, quỹ đất sạch không còn nhiều, do đó các nguồn thu từ đất đai giảm, đa phần trong giai đoạn 2009 – 2013 công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh. Do vậy, việc đầu tư phát triển quỹ đất sạch và các chính sách thu hút đầu tư hợp

lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là cần thiết. Đây là mục tiêu chiến lược quan trọng để phát huy tiềm năng của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.2.2. Tình hình phát triển nông - lâm - thủy sản

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị nông–lâm–thủy sản 05 năm 2009 – 2013 (giá hiện hành)

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng bình quân (%) Nông nghiệp 91,28 90,18 90,43 90,75 89,03 90,33 Lâm nghiệp 1,08 1,03 0,94 0,67 0,70 0.88 Thủy sản 7,64 8,79 8,63 8,59 10,27 8,71

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hậu Giang - Sản xuất nông nghiệp:

Tình hình sản xuất các cây trồng trong năm 2013 thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2013:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông Xuân

2012 -2013

Hè Thu 2012-2013

Thu Đông 2013

Diện tích xuống giống ha 77.944 77.382 58.808

Năng suất tấn/ha 71,1 50,07 40,52

Sản lượng tấn 554.176 387.436 238.281

Tỷ lệ giống xác nhận (%) % 61,62 62,39 66,55

Chi phí giá thành sản xuất

(đồng/kg) đồng/kg 4.172,86 4.459,36 4.709,5

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang + Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 214.134 ha đạt 101,2% kế hoạch (tăng 1.396 ha so với năm 2012), năng suất bình quân tang lên 55,1 tạ/ha năm 2013 (tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2012), tổng sản lượng 1.179.889 tấn (tăng 5% so với năm 2012), đảm bảo ổn định lương thực trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia.

Đặc biệt trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.357,73 ha/1.506 hộ. Đến nay, các cánh đồng mẫu lớn đã triển khai thực hiện đạt kết quả như kế hoạch đề ra.

+ Cây mía: trong năm 2013 diện tích 14.195 ha (tăng 3% so với năm 2012); sản lượng 1.199.349 tấn (tăng 7% so với năm 2012). Các nhà máy đường trong tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu 10.274 ha (72,4% tổng diện tích).

+ Cây ăn quả: trong năm 2013 tổng diện tích 26.109 ha (tăng 3% so với năm 2012), diện tích tăng tập trung nhiều là cây có múi, với diện tích hiện có 10.789 ha, trong đó cam sành 6.863 ha; cây khóm 1680 ha; cây ăn quả khác 13.631 ha. Tổng sản lượng 202.841 tấn (tăng 12% so với năm 2012).

+ Cây rau màu các loại: trong năm 2013 toàn tỉnh gieo trồng được 16.173 ha (tăng 6% so với năm 2012). Cơ cấu cây trồng vẫn thay đổi theo hướng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được người dân tập trung trồng như dưa hấu, gừng, đậu lấy hạt,…. Năng suất bình quân 11 tấn/ha, sản lượng 177.730 tấn (tăng 9% so với năm 2012).

- Lâm nghiệp:

Trong năm 2013, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khai thác rừng 5,26 ha nằm trên tuyến tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi; 57,5 ha rừng sản xuất và trồng lại rừng, 44.200 cây ngoại lai trồng lại cây bản địa; Khai thác cải tạo 1,2 ha đất lung để nuôi thủy sản, khai thác 0,73 ha rừng tràm cặp bờ kênh làm đê bao theo Dự án Khu du lịch sinh thái tại Khu vườn tràm Vị Thủy. Đến cuối năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên toàn tỉnh là 2.747 ha (giảm 517 ha, diện tích rừng giảm do người dân khai thác tràm đến tuổi và sau khi bán chuyển sang trồng lúa, mía).

Xây dựng dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013 - 2015 và Dự án trồng rừng, trồng cây phân tán tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013 - 2015. Hoàn thành công trình “Vườn ươm cây giống lâm nghiệp tỉnh Hậu Giang” và đã đưa vào sử dụng.

- Thủy sản:

Năm 2013 tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 6.596,5 ha (tăng 4,21% so với năm 2012).

Nuôi thâm canh và bán thâm canh 486 ha, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 6.110,5 ha. Bên cạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh đối với các đối tượng chủ lực thì việc phát triển các mô hình nuôi thủy đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường ổn định như cá sấu, baba, lươn,…Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2013 ước đạt 66.029 tấn.

2.1.2.3. Tình hình phát triển công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 1,03%/năm, chủ yếu tăng ở khu vực tư nhân trong nước. Hậu Giang chưa có công nghiệp trung ương, công

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hình thành, đây là một hạn chế lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 10,6%/năm, quy mô công nghiệp còn nhỏ chủ yếu là công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực được quan tâm đầu tư để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ sở vững chắc, phát triển các ngành khu vực I và khu vực III, đặc biệt là ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đến nay đã cơ bản hoàn thành quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc các huyện, thị xã, thành phố, bước đầu triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt khi có điều kiện thuận lợi. Cả tỉnh có 7 Khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung (trong đó có 2 khu công nghiệp), với tổng diện tích là 1.074,4 ha, đã thu hút được 34 nhà đầu tư, trong đó có 29 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và 3 dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng với tổng vốn đăng ký trong nước là 39.899 tỷ đồng và nước

ngoài là 633,2 triệu USD (theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Sở Công Thương tỉnh

Hậu Giang).

Ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể trong xây dựng công trình, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có tiến bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên quy mô ngành xây dựng còn nhỏ, những công trình lớn, công nghệ tiên tiến chưa nhiều, chi phí sản xuất còn cao, chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh, thiếu vắng các công ty xây dựng lớn, trang bị hiện đại của quốc doanh để có thể đảm nhiệm xây dựng các công trình hiện đại quy mô lớn.

2.1.2.4. Tình hình phát triển thương mại và dịch vụ

Hoạt động năng động, chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư tạo mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng dân cư, là cầu nối tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực I và khu vực II phát triển. Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được quan tâm tổ chức và tham dự một số cuộc hội thảo chuyên đề về đầu tư, thương mại, du lịch trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới; tăng cường tiếp cận thông tin thị trường trong và ngoài nước, xây dựng trang tin thị trường, trang Web cung cấp, quảng bá thông tin hàng ngày cho doanh nghiệp.

Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 1,04%/năm, giá trị gia tăng 18,84%/năm. Giá trị sản xuất tuy chỉ chiếm 1,04%/ năm trong cơ cấu chung toàn tỉnh nhưng đã tạo ra giá trị gia tăng khá cao, chiếm 35,37% giá trị GDP của nền kinh tế vì đây là khu vực có chi phí

sản xuất thấp nhất trong 3 khu vực kinh có tốt độ phát triển khá nhanh (theo báo cáo

tổng kết năm 2013 của Sở Thương Mại - Du lịch tỉnh Hậu Giang).

Hệ thống hợp tác xã thương mại, dịch vụ được hình thành ở một số địa phương, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Mạng lưới chợ được quy hoạch tổ chức sắp xếp phù hợp, mở rộng đến hầu hết các xã, phường, thị trấn: chợ Vị Thanh, siêu thị Coopmart tại thành phố Vị Thanh đã đi vào hoạt động và siêu thị Coopmart ở thị xã Ngã Bảy đang dần hoàn thiện, các địa phương triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ bằng việc huy động vốn từ nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển tăng qua các năm. Giao thông nội tỉnh được mở rộng, nối liền các tuyến giao thông từ tỉnh xuống huyện, xã, ấp và ngược lại.

Dịch vụ du lịch từng bước phát triển, chất lượng phục vụ được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách du lịch.

Bưu chính viễn thông của tỉnh bước đầu khai thác có hiệu quả, các loại hình dịch vụ viễn thông, tin học phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 44)