vùng lãnh thổ
Hậu Giang có những dự án sau khi triển khai đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số dự án chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy mô và mục đích sử dụng đất không phù hợp; kết nối hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ; quy trình và thủ tục phê duyệt chưa được thẩm định chặt chẽ. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Trong khi quy hoạch sử dụng đất chưa tốt, khâu quản lý không chặt chẽ nên có những dự án không phù hợp với quy hoạch và không đủ các điều kiện thực hiện, tình trạng đất bị bỏ hoang do quy hoạch "treo" còn phổ biến, lấn chiếm xây dựng tràn lan, xây dựng sai phép vẫn diễn ra hàng ngày. Còn nhiều những dự án do tư nhân đầu tư tự phân lô bán nền thương phẩm, không tuân thủ theo quy hoạch, không để ý đến điều kiện tự nhiên, không cần biết đến chất lượng và độ an toàn, xây dựng không hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tỉnh, gây ra những hệ lụy là thiếu mảng xanh cho đô thị, gây ô nhiễm môi trường, gây ngập lụt cục bộ…
Thời gian tới tỉnh Hậu Giang cần tập hợp thông tin, phân tích, đánh giá sâu hơn về cơ cấu, phân bố, mục đích, tích chất… và bổ sung thêm các điều kiện về công nghệ, bảo đảm môi trường; xác định rõ tiêu chí các dự án cần ưu tiên; kiểm tra, rà soát các
dự án "treo"; kiên quyết dừng các dự án không phù hợp; ngăn chặn nạn mua bán đất nông nghiệp, phân lô nền để bán bừa bãi nhằm tránh tình trạng ngập lụt. Lấy thành phố Hồ Chí Minh làm tấm gương trong việc khai thác, phát triển quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, nhưng cũng rút ra bài học kinh nghiệm từ lời cảnh báo của các nhà khoa học tại hội thảo bàn về các giải pháp chống ngập do hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26 tháng 5 năm 2013 “Quy hoạch không hợp lý, san lấp kênh rạch... khiến thành phố Hồ Chí Minh ngày càng ngập nặng hơn”. 1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về chính sách thu hút đầu tư Tư nhân cho lĩnh vực khai thác và Phát triển quỹ đất
1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là Trung tâm thương mại của đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, rất phù hợp cho việc kêu gọi đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất. Cần thơ nằm trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 91B là các tuyến giao thông huyết mạch, thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực…thuận lợi cho việc hình thành và phát triển công nghiệp dịch vụ, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó Cần Thơ đã xây dựng kế hoạch, đưa ra một số giải pháp thiết thực, tăng cường đẩy nhanh tiến độ các dự án quy hoạch tài nguyên; quy hoạch sử dụng đất; đo đạc địa chính chính quy; rà soát công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên trên địa bàn thành phố nhằm khai thác ngày càng hiệu quả, tránh lãng phí nguồn quỹ đất hiện có.
Song song đó, Cần Thơ từng bước hoàn chỉnh các quy định, chính sách của Nhà nước và của ngành tài nguyên môi trường. Lập và thực hiện đề án khai thác và phát triển quỹ đất của thành phố và đã mang lại hiệu quả rõ rệt, trong năm 2012 ngành tài nguyên môi trường thành phố đã tiến hành thu hồi 5% quỹ đất chậm triển khai, thực
hiện bố trí tái định cư; thu hồi các khu đất công với tổng diện tích 17.181,60m2; thực
hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố 278 tỷ đồng. Công bố triển khai quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) trên toàn thành phố; xây dựng hoàn chỉnh bảng giá đất năm 2014 và thường xuyên rà soát thu hồi quỹ đất chậm triển khai của các dự án trên địa bàn…
Hình 1.1: Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Nguồn: vovgiaothong.vn
Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng qua việc thành phố Cần Thơ đã lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc… nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào việc khai thác và phát triển quỹ đất ven hai bên đường và tại các khu công nghiệp.
Không ngừng nâng cao các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, vận chuyển, kho bãi… đặc biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những địa phương khai thác có hiệu quả nguồn lực từ đất tạo nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị duy trì cơ chế tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng qua khai thác quỹ đất. Điều tiết hợp lý phần giá trị gia tăng do chuyển mục đích sử dụng đất, do đô thị hoá, do nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng mang lại để tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Hướng khai thác nhằm vào các loại quỹ đất như: đất lâm nghiệp, nông nghiệp (bao gồm cả hồ ao), đất dân cư nông thôn ở những nơi tốc độ đô thị hóa nhanh; đất đô thị chưa có chủ sử dụng cụ thể và hiện do UBND phường, thị trấn quản lý; đất giao cho tổ chức nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Ngoài việc khai thác huy động vốn từ quỹ đất, Đà Nẵng đảm bảo bồi thường hỗ trợ và tái định cư để người chịu thu hồi đất đến chỗ ở mới có cuộc sống và điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tạo ra các vùng đất mới có đủ điều kiện sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái...
Công tác xây dựng bảng giá các loại đất hàng năm trên địa bàn triển khai đúng quy trình, đảm bảo thời gian theo quy định và sát với giá thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Ngoài ra Đà Nẵng còn ban hành các chính sách về ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo pháp luật về khuyến khích đầu tư và đơn giảm hóa về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Hà Tĩnh
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Tĩnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, mở rộng thu hút đầu tư. Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để có quỹ đất phục vụ các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều dự án lớn đã khởi công xây dựng. Với những biện pháp tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các quy hoạch vùng, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch chi tiết; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; Huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển; khai thác có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững… đã tạo niềm tin và phần lớn các tổ chức được giao đất, thuê đất đều an tâm và nhanh chóng đưa đất vào sử dụng, thực hiện đúng cam kết, đặc biệt là các dự án lớn như khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa - Đài Loan (2.025,37ha); Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, các dự án xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi...
Ngoài việc tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, Hà Tĩnh cũng chú trọng đến việc
đất nộp vào ngân sách thông qua việc giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2009 - 2013 đạt
35-45% tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (Theo số liệu của Cục Thuế tỉnh Hà
Tỉnh) trong đó tiền sử dụng đất hàng năm là:
Năm 2009: Thu tiền sử dụng đất là 423,949 tỷ đồng. Năm 2010: Thu tiền sử dụng đất 729,642 tỷ đồng. Năm 2011: Thu tiền sử dụng đất 640,798 tỷ đồng. Năm 2012: Thu tiền sử dụng đất 658,725 tỷ đồng.
Năm 2013: 09 tháng đầu năm thu tiền sử dụng đất 982,24 tỷ đồng.
Việc dành nguồn thu từ đất cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm nâng giá trị đất để đấu giá, tăng nguồn thu ngân sách.
Rõ ràng với những cơ chế chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đã khai thác nguồn lực từ đất đai rất hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.5.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của kinh tế toàn cầu, năm 2010 nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã có nhiều nhà đầu tư trên thế giới đến tham quan để tìm kiếm môi trường đầu tư. Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… trong đó chú trọng đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất nhằm khai thác nguồn quỹ đất sẵn có với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để thu hút đầu tư.
Bắc Ninh đang tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư kết hợp vừa mời gọi nhà đầu tư theo định hướng, quy hoạch phát triển. Thu hút đầu tư được xác định ngay từ công tác quy hoạch đất, là bước cụ thể hoá chủ trương về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời hội tụ những lợi thế để biến thành nguồn lực. Đến nay Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Việc hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 - định hướng đến năm 2020, đã góp phần vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như: điện, nước, giao thông vận tải... tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc và Nam sông Đuống.
Việc giới thiệu địa điểm, sắp xếp các nhà đầu tư cũng được coi trọng, mỗi nhà đầu tư sẽ được giới thiệu không dưới 2 vị trí để nhà đầu tư có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với mô hình hoạt động của mình. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn được tính toán, điều chỉnh hợp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài bảo đảm sự hỗ trợ, tương tác, thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Với những lợi thế về vị trí địa lý và những chính sách thu hút đầu tư phù hợp đã giúp Bắc Ninh luôn là ưu tiên số 1 cho các nhà đầu tư, giúp cho nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững dù trong thời kỳ suy thoái kinh tế của toàn cầu.
1.5.5. Kinh nghiệm Bình Dương
Công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo đã tác động mạnh mẽ, đồng thời là thay đổi đời sống kinh tế - xã hội cả nước. Nhiều tỉnh, thành phố đã hút nguồn vốn đầu tư khá mạnh, nhưng chưa địa phương nào nhiều năm đứng tốp đầu của cả nước, cả về sức cạnh tranh và về thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư ngoài nước (FDI) như tỉnh Bình Dương.
Từ một tỉnh không nằm trong tam giác phát triển, đến nay Bình Dương là nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Bước ngoặt dẫn đến sự thay đổi lớn, là giai đoạn 1996 - 2006, thu hút vốn đầu tư tại Bình Dương tăng vọt lên 1,6 tỷ USD. Chỉ một năm sau, năm 2007, vốn đầu tư đã là 2,9 tỷ USD. Năm 2012, dù kinh tế thế giới, khu vực và trong nước vẫn chưa vượt qua khủng hoảng, nhưng Bình Dương vẫn đứng đầu cả nước, đạt gần 10,5 tỷ USD của cả nước, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng cộng lại.
Nhờ nguồn đầu tư dồi dào, năng lực điều hành quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đến nay cơ cấu kinh tế của Bình Dương thay đổi đáng kể, công nghiệp - dịch vụ chiếm 96,2%, nông nghiệp một thời thống trị nay chỉ chiếm khiêm tốn 3,8% và đang chuyển sang nông nghiệp kỹ thuật cao. Hàng chục nghìn ha đất hoang hóa, đất trồng cây một vụ, năng suất thấp, nay được phủ đầy bởi 28 khu công nghiệp, 08 cụm công nghiệp tập trung, với hơn 3.000 nhà đầu tư trong và ngoài nước, Tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của khu công nghiệp đạt bình quân 65% và cụm công nghiệp đạt 41%.
Để mời gọi và giữ chân các nhà đầu tư, Bình Dương xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, trong năm 2013 tỉnh Bình Dương đã đầu tư thêm gần 390 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch hoàn thiện các khu công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất
sạch lớn sẵn sàng đáp ứng nhanh cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, hợp tác liên kết phát triển các dự án giáo dục và đào tạo với nước ngoài, Bình Dương cũng đầu tư xây dựng 12 trường đại học, cao đẳng và 42 cơ sở dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu đào tạo khoảng 24.000 sinh viên mỗi năm. Nâng tầm dịch vụ nhằm phục vụ các nhà đầu tư, đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch và quan tâm giải quyết những vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Cơ cấu kinh tế thay đổi, kéo theo kết cấu hạ tầng và đô thị hóa cũng diễn ra nhanh làm thay đổi bộ mặt của Bình Dương. Ðất lành chim đậu, các khu công nghiệp tại Bình Dương đã trực tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 800 nghìn lao động và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp. Ðể tái tạo sức lao động và tạo điều kiện cho người lao động ngoài bảo đảm về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, Bình Dương còn chú trọng
đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng khoảng 1,75 triệu m2 sàn nhà ở cho công
nhân, nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí (thực hiện chính sách an cư lạc nghiệp). Đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm,