Chính sách tạo lập môi trường và thu hút đầu tư của Hậu Giang

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 70)

Tạo hấp lực thu hút đầu tư: Hậu Giang có vị trí địa lý thuận lợi, do nằm trên

Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Nhờ đó, tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp theo hướng chế biến nông ngư sản và phục vụ nông, ngư nghiệp, khu cảng vệ tinh và trung chuyển cho cảng Cái Cui... Đặc biệt, do tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - kỹ thuật của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nên Hậu Giang được hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của “Tây Đô”, như Sân bay quốc tế Cần Thơ, hệ thống cảng quốc tế Cái Cui, cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc; hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề...

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của Hậu Giang đang trong quá trình chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ (hiện tỉ trọng khu vực 1 chiếm 30,1%, khu vực 2 chiếm 32,18%, khu vực 3 chiếm 37,72%). Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp ở tỉnh ngày càng phát triển mạnh, năm 2013 ước tính giá trị sản xuất thực hiện đạt gần 5.170 tỉ đồng, tăng 24% so với năm trước, vượt gần 11% so với kế hoạch.

Là một tỉnh mới được thành lập, nên Hậu Giang luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để kêu gọi đầu tư và phát triển, linh động trong cơ chế, chính sách, xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư trên cơ sở chọn lọc từng dự án sao cho phù hợp định hướng phát triển của tỉnh nhà.

Hậu Giang tạo ấn tượng về thu hút FDI: trong những năm qua dù chịu sức ép rất lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế của tỉnh Hậu Giang không những được giữ vững mà còn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân đạt gần 12,4%/ năm.

Môi trường đầu tư của Hậu Giang những năm qua không ngừng được cải thiện. Nếu như năm 2006 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang chỉ nằm trong nhóm “trung bình” của cả nước thì sang năm 2007 – năm 2008 Hậu Giang vươn lên nằm trong nhóm “khá”; năm 2009 – năm 2012 vươn lên nhóm “tốt”; tuy nhiên đến hết năm 2013 Hậu Giang xếp thứ 20/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Hiện nay Hậu Giang chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh đã khánh thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như: trụ sở làm việc và Hội trường Tỉnh ủy, trụ sở các ban Đảng và đoàn thể, khu hành chính UBND tỉnh, đường nối thành phố Vị Thanh - thành phố Cần Thơ, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn,

Đường tỉnh 925, Đường tỉnh 928, đường ô tô về trung tâm các xã, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, kè Xà No, các công trình giáo dục, y tế, văn hóa... Đặc biệt Hậu Giang tạo dấu ấn sâu sắc nhất là tổ chức thành công Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ I vào năm 2009, tạo điểm nhấn cho bước phát triển và kêu gọi đầu tư của Hậu Giang trong những năm tiếp theo.

Tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư: trong những năm gần đây, thứ hạng của Hậu Giang trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã tăng vượt bậc. Cụ thể, nếu năm 2009, Hậu Giang xếp thứ 13, thì năm 2010 xếp hạng thứ 11, năm 2011 và năm 2012 tiếp tục giữ vững vị trí thứ 11, năm 2013 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang tuy có sụt giảm nhưng vẫn còn trong nhóm

khá xếp hạng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 20 tháng 3 năm 2014).

Trong chỉ đạo điều hành, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang luôn nhạy bén, linh hoạt trong việc vận dụng các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh đã cụ thể hóa một số chính sách, như thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí quảng cáo, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật…; công khai các chính sách ưu đãi để nhà đầu tư tiếp cận và lựa chọn trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật và thẩm quyền của địa phương.

Hậu Giang được các nhà đầu tư đánh giá cao về công tác giải phóng mặt bằng. Để nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, tỉnh thực hiện cơ chế ứng trước tiền thuê đất, giá thuê đất bằng số tiền nhà đầu tư ứng trước để bồi thường giải phóng mặt bằng. Chính sách này vừa có lợi cho người bị thu hồi đất, vừa có lợi cho nhà đầu tư.

Với môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn như trên có thể hy vọng, Hậu Giang sẽ là “bến đỗ” lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hậu Giang thu hút đầu tư bằng hành chính “một cửa”: việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, thời gian tối đa từ 5 - 7 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ). Quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi ngành nghề, lập chi nhánh, chuyển văn phòng đại diện… thời gian tối đa 3 ngày làm việc.

Riêng việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, thời gian thực hiện tối đa là 5 ngày làm việc. Còn việc hoàn thành thủ tục thuê đất, thời gian giải quyết khoảng từ 5 -

10 ngày làm việc. Tại buổi hội thảo bàn về các vấn đề thu hút đầu tư vừa được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, đại diện UBND tỉnh Hậu Giang khẳng định cơ chế hành chính đối với lĩnh vực đầu tư đã được tinh giản gọn nhẹ theo cơ chế "một cửa" nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian của nhà đầu tư.

Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và các cơ chế chính sách có liên quan:

Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước, viễn thông, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp, cây xanh,…. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, là điều kiện để thu hút đầu tư đặt biệt đầu tư từ nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài chọn địa điểm đầu tư thuận lợi để có thể tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư và chi phí vận chuyển góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.

Tỉnh cần lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một trong những yếu tố

tác động đến sự thành công, trước hết nhà quản lý cần có tầm nhìn sâu rộng để quy hoạch sử dụng đất của từng vùng phải phù hợp, cần có nguồn vốn tương đối dồi dào đủ để đảm bảo thực hiện, cần có kinh nghiệm trong việc quản lý quy hoạch, một điều không thể thiếu để dẫn đến thành công là việc quảng bá, tiếp thị thu hút đầu tư.

Một khi kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh sẽ là lợi thế để kêu gọi đầu tư, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí hành chính. Các doanh nghhiệp không phải mất nhiều thời gian đi khảo sát thực địa, tiết kiệm thời gian giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng, v.v… hạn chế được rủi ro đánh mất cơ hội đầu tư.

Ngoài kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cần xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội hoàn chỉnh hơn. Kết cấu hạ tầng xã hội là điều kiện cần thiết để hình thành các đô thị hiện đại trong vùng. Khu dân cư; trường học; bệnh viện; trung tâm thương mại; trung tâm thể dục, thể thao; cơ sở phục vụ văn nghệ, giải trí; kết cấu hạ tầng xã hội quyết định đến trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, nếu địa phương có kết cấu hạ tầng xã hội hoàn chỉnh thì trình độ dân trí nâng lên và nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu cho các ngành sản xuất công nghệ cao, tất cả các yếu tố đó tạo thành cơ sở để thu hút đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất. Với kết cấu hạ tầng xã hội hoàn thiện, các doanh nghiệp sẽ không ngán ngại khi đưa ra quyết định lựa chọn Hậu Giang làm điểm đến và đầu tư lâu dài.

Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hậu Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành soạn thảo các văn bản trình UBND tỉnh ra quyết định nhằm thực hiện tốt Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh:

quyết định ban hành giá các loại đất… các văn bản này đã cụ thể hóa các quy định về đất đai, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ, những biến động về đất đai và giữ vững

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 70)