Với định hướng phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, chính vì vậy trong những năm qua Hậu Giang đã “trải
thảm” kêu gọi các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư; đồng thời giải quyết kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất và là địa điểm đáng tin cậy cho các nhà đầu tư vào Hậu Giang và bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Vấn đề thu hút đầu tư của Hậu Giang trong những năm qua đã đạt được những kết quả khá tốt, thu hút được nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa Hậu Giang trở thành một tỉnh công nghiệp, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhằm đạt mục tiêu đề ra, Hậu Giang xác định phải tăng cường đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, khẳng định thu hút vốn FDI tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang tính đột phá và then chốt trong thời gian tới.
Thời gian qua Hậu Giang đã chú trọng và đang dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, điện, nước, viễn thông, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp, cây xanh. Đồng thời phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trường học; bệnh viện; trung tâm thương mại; trung tâm thể dục, thể thao; cơ sở phục vụ văn nghệ, giải trí... đã được các nhà đầu tư đánh giá cao, góp phần thu hút các nhà đầu tư đến và đầu vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất.
Hệ thống “một cửa điện tử” Hậu Giang cung cấp toàn bộ văn bản, thủ tục hành chính, các mẫu đơn theo quy định của pháp luật. Tổ chức và công dân có thể điền và gửi trực tiếp các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và theo dõi, kiểm tra tình trạng giải quyết hồ sơ của các cơ quan công quyền qua môi trường mạng. Hệ thống tự động thống kê tình hình tiếp nhận, công khai hóa quy trình giải quyết hồ sơ công việc, đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm bớt chi phí, thời gian đi lại của tổ chức và công dân. Sau những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, thủ tục gia nhập thị trường của Hậu Giang đã được các nhà đầu tư đánh giá là có thay đổi tích cực, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, để tạo được lòng tin và giữ chân nhà đầu tư thi Hậu Giang cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa như đã thực hiện.
Việc phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và các khu tái định cư ở Hậu Giang đã góp phần khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai khá hiệu quả, với lợi thế về vị trí địa lý là nằm giáp thành phố Cần Thơ, đi qua trục giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, sân bay
Cần Thơ, tuyến đường sông Quan Chánh Bố - Trà Vinh, tuyến sông Xáng Xà No... Đó là những điều kiện thuận lợi kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tỉnh Hậu Giang ở gần trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, sông ngòi chằn chịt, nguồn nguyên liệu nông, thủy sản dồi dào nên cũng thuận lợi trong việc phát triển các khu công nghiệp, hình thành các khu thương mại, dịch vụ và du lịch. Từ những thuận lợi trên tỉnh đã thu hút nguồn vốn tương đối lớn để đầu tư vào khai thác và phát triển quỹ đất tạo tiềm lực phát triển kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của một tỉnh thuần nông, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ hơn trước. Với những kết quả tích cực như trên khẳng định chủ trương thu hút đầu tư vào khai thác và phát triển quỹ đất nhằm đáp ứng yêu cầu về quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư là đúng hướng, phù hợp, đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang.
2.6.2.Những tồn tại và nguyên nhân
Hạn chế lớn nhất là mức độ thu hút đầu tư còn thấp, biểu hiện về số lượng nhà đầu tư ít (28 nhà đầu tư). Do tiến độ khai thác quỹ đất còn chậm, hiện nay nhiều dự án của tỉnh đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư. Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để xây dựng các khu tái định cư phục vu di dời các hộ dân trong vùng dự án đang gặp khó khăn về kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình và dự án khác.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển, thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hiện tại tỉnh có chủ trương đổi đất lấy kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, do đó bị lệ thuộc vào các nhà đầu tư về nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo định hướng phát triển, quy hoạch đã đề ra. Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, một số chính sách xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tiền lương, nhà ở, vui chơi giải trí, chăm sóc y tế... Người lao động phải tự xoay sở, điều đó làm hạn chế khả năng thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, hạn chế trong việc thực hiện các nội dung của cải cách hành chính ở cơ quan quản lý Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ, trước nay quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại, khu dân cư, dịch vụ và du lịch ở tỉnh Hậu Giang mang tính tham vọng cao, dẫn đến dàn trải, chưa thật sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Thời gian qua dù các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch đã thu hút được một số dự án lớn, nhưng cũng có những nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính đã xin rút dự án hoặc dự án chậm triển khai gây lãng phí về đất. Chính từ việc phân bố bề mặt không gian nhiều điểm chưa hợp lý, ở những vị trí chưa thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, nước và thoát nước...dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất của người dân các vấn đề an sinh xã hội không đáp ứng.
Các chính sách thu hút đầu tư chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo sự khác biệt trong chính sách thu hút đầu tư so với các địa phương khác trong vùng, tính kém hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư; chính sách chưa đi vào cuộc sống do cản trở về chất lượng đội ngũ công chức Nhà nước...Tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thu hút đầu tư ngày càng gay gắt. Nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp “trải thảm đỏ” để mời gọi đầu tư, hạ thấp giá cho thuê miễn sao thu hút được nhiều nhà đầu tư, nghĩa là hiện nay các địa phương chú ý cạnh tranh với nhau nhiều hơn là liên kết với nhau trong đầu tư phát triển.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương 2 giới thiệu đôi nét về tỉnh Hậu Giang, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2013, các giải pháp thu hút đầu tư mà tỉnh đã áp dụng, qua đó tác giả đánh giá hiệu quả của từng giải pháp để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư cho tỉnh Hậu Giang.
Ngoài ra tác giả cũng đã thu thập ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư đang đầu tư tại tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất các giải pháp giúp cho các nhà quản lý tại tỉnh Hậu Giang có được cái nhìn tổng quát hơn, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư ngày tốt hơn.
CHƯƠNG 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO LĨNH VỰC