Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 68)

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hậu Giang đã được Chính phủ chấp thuận tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Hậu Giang.

Bảng 2.13. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015), tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Hậu Giang

Quy hoạch đến 2020 Quy hoạch đến 2030 Loại đất Hiện trạng 2013 Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 160.245 160.245 160.245

Đất khu, cụm công nghiệp 778,58 1.240 0,77 1.800 1,12

Đất đô thị 21.048 37.648 23,49 40.000 24,96

Đất xây dựng cơ sở hạ tầng 6.758 10.710 6,68 12.000 7,49

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hậu Giang

Bản chất và mục tiêu của quy hoạch là xây dựng những định hướng lớn nhằm làm cơ sở giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý kinh tế vĩ mô hoạch định các chính sách phát triển, xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn trên lãnh thổ.

Quy hoạch phát triển quỹ đất địa phương phải gắn liền với quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước dựa trên đầy đủ căn cứ trong khâu lựa chọn hướng ưu tiên.

Lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo 7/7 huyện, thị xã tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và 15 xã phường của thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy.

Nhìn chung, công tác lập quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hậu Giang đã triển khai từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Sau khi lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Hậu Giang được Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai cho các Sở Ban ngành của tỉnh, UBND các huyện - thị, các phòng ban cấp huyện; đồng thời, triển khai trên các phương tiện thông tin như báo, đài. Đối với các quyết định quy hoạch sử dụng đất do UBND tỉnh ban hành để thực hiện các công trình cụ thể, ngoài việc công bố trên báo đài còn phải tổ chức họp dân trong vùng dự án. Các dự án quy hoạch chi tiết có quy mô lớn còn được lấy ý kiến của nhân dân trước khi phê duyệt.

Trong từng vùng phải quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường giao thông, điện, thoát nước, cây xanh, môi trường cùng với quy hoạch các phân khu chức năng làm cơ sở cho việc sắp xếp bố trí các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại. Quan trọng hơn quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên nhu cầu phát triển, khả năng của địa phương chứ không phải là nhiều hay ít về số lượng. Việc phân bố bề mặt không gian phải hợp lý, ở những vị trí thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, nước và thoát nước.

Xét về tổng thể, tỉnh Hậu Giang có những khu vực có khả năng cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

+ Khu vực Nam sông Hậu (huyện Châu Thành) có vị trí liền kề thành phố Cần Thơ, giao thông thủy bộ thuận lợi, giá đất và nhân công rẻ... khu vực này có khả năng xây dựng khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng 2.000 – 2.500 ha.

+ Khu vực thị trấn Cái Tắc và xã Tân Phú Thạnh (Châu Thành A) có vị trí thuận lợi do nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 10 km, giá đất và nhân công rẻ, gần nguồn nguyên liệu, có khả năng mở rộng khu công nghiệp 400 - 500 ha.

+ Khu vực thành phố Vị Thanh là địa bàn dân cư tập trung đông, được hình thành và phát triển khá lâu, do gần nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực dồi dào, giáp Kiên Giang, Bạc Liêu, hạ tầng cơ sở phát triển... khu vực này có khả năng phát triển các ngành công nghiệp, kho tàng, bến bãi.

+ Khu vực Nhơn Nghĩa A (Châu Thành A), quỹ đất rộng, có thể phát triển cụm công nghiệp 300 – 350 ha, giáp với thành phố Cần Thơ và sông xáng Xà No, kết cấu hạ tầng hoàng chỉnh, đây là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

+ Ngoài ra các khu vực khác đều có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ: Ngã Bảy, Long Mỹ, Vị Thủy, Tân Phước Hưng… để tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ.

Xác định đúng địa điểm là một đảm bảo cho sự thành công. Qua nhiều ý kiến, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra của từng địa phương cho thấy sự lựa chọn địa điểm để quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến việc thành công kêu gọi đầu tư khai thác và phát triển quỹ đất. Những nơi dễ khai thác thường ở vị trí giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy để vận chuyển hàng hoá dễ dàng.

Vị trí địa lý được lựa chọn để quy hoạch sử dụng đất như xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại giữ vai trò rất quan trọng đóng góp vào sự thành công của việc kêu gọi đầu tư. Đây gần như là một điều hiển nhiên, tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, có những trường hợp địa điểm kém thuận lợi hơn về địa lý, kinh tế lại được chọn làm nơi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại bởi yếu tố khác chi phối đặc biệt là yếu tố chính trị.

Nhìn chung Hậu Giang có địa hình tương đối bằng và vị trí thuận tiện cho việc xây dựng các kết cấu hạ tầng công nghiệp, nhưng hiện nay hầu hết diện tích này đang được sử dụng cho nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở, vì vậy cần cân nhắc, tính toán chặt chẽ việc chuyển mục đích, thu hồi đất nhằm sử dụng đất tiết kiệm, tránh lãng phí, hiệu quả và phù hợp với từng loại hình công nghiệp, nhất là việc lấy từ đất lúa. Đồng thời phải xem xét đến cả yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Để thực hiện quản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành các văn bản như: Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2006 ban hành quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; chỉ thị số 15/2005/CT.UBND ngày 17 tháng 5 năm 2005 UBND tỉnh Hậu Giang về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đất đã quy hoạch và xử lý vi phạm quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 68)