Công tác tổ chức bộ máy và quản lý Nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 65)

Hậu Giang và Cục thuế tỉnh Hậu Giang

Nhìn chung nguồn vốn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất là rất ít, sau khi đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh thì các doanh nghiệp tranh thủ khai thác để hoàn vốn. Ngoài ra, là tỉnh mới chia tách và là tỉnh thuần nông nên mật độ dân số còn thấp, tập tục sinh sống của người dân chủ yếu dọc theo các con sông, kênh, rạch đã hình thành từ trước nên nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh ít, số lượng dự án được đầu tư không nhiều, đồng thời việc khai thác kéo dài thời gian cũng đã gây ảnh hưởng đến việc đầu tư vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất của các doanh nghiệp bị chậm lại.

2.3. Thực trạng về các chính sách thu hút và quản lý đầu tư hiện tại của tỉnh Hậu Giang. Giang.

2.3.1. Công tác tổ chức bộ máy và quản lý Nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang dưới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh có tổng số 06 Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc tại các huyện, thị, thành phố. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức hoạt động như Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.

Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang hiện nay là tiền thân của Trung tâm Quản lý, Khai thác và Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 143/2004/QĐ-UB ngày 30/8/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang và chuyển đổi theo Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang trên cơ sở nhập Trung tâm Quản lý, Khai thác và Phát triển quỹ đất tỉnh với Ban bồi thường thiệt hại – Giải phóng mặt bằng tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Trung tâm Quản lý, Khai thác và Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang (cũ) nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang là đơn vị có chức năng thực hiện nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, khai thác và phát triển quỹ đất của tỉnh Hậu Giang, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được quy định tại Quyết định số 143/2004/QĐ-UB ngày 30/8/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất;

- Tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

- Tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất thu hồi theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai đối với đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển đô thị;

- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Chủ trì hoặc phối hợp với Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Tổ chức phát triển các khu tái định cư;

- Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá;

- Cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất sạch cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.

Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang Hiện nay các trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh tập trung vào công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư và giao đất. Mặt khác khai thác quỹ đất công thông qua hình thức đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho tỉnh. Các Trung tâm Phát triển Quỹ đất trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện hết các chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là sự khai thác và phát triển quỹ đất của mình góp phần bình ổn thị trường bất động sản trong tỉnh.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở, ngành có liên quan, sự quyết tâm thực hiện dự án của nhà đầu tư cùng với sự nổ lực phấn đấu của các Trung tâm Phát triển quỹ đất đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận (hàng năm nộp vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng từ nguồn khai thác quỹ đất), góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài các Trung tâm Phát triển quỹ đất trên tỉnh còn có các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện các hoạt động dịch vụ công về quản lý đất đai.

Nhìn chung Hậu Giang là tỉnh mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ, nhưng sau 10 năm lĩnh vực kinh tế của tỉnh Hậu Giang không những được giữ vững mà còn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân đạt gần 12,4%/ năm. Các ngành, lĩnh vực khác đều có bước phát triển, tổng sản phẩm xã hội hiện đã tăng gấp 3 lần so với những năm đầu thành lập. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, giá trị gia tăng bình quân đầu

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng giải phóng mặt bằng – quản lý quỹ đất PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính, kế hoạch, tổ chức Phòng kế toán Ban quản lý dự án

người xấp xỉ đạt ngưỡng 33,33 triệu đồng/năm. Có được như vậy là nhờ vào những chủ trương, chính sách đúng đắn hợp lý, hôm nay Hậu Giang đang từng bước khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Minh chứng cho điều này là môi trường đầu tư của Hậu Giang những năm qua không ngừng được cải thiện. Về đầu tư trong nước, bình quân hàng năm cấp giấy chứng nhận đầu tư khoảng 60 dự án, với số vốn bình quân tăng hàng năm trên 8.000 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân hàng năm thu hút được 2,6 dự án, với tổng số vốn 72,7 triệu USD. Với những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, đã mang lại những thành công nhất định cho tỉnh Hậu Giang, tuy nhiên để giữ vững vị trí và phát huy hơn nữa những lợi thế thì cần có giải pháp cụ thể trong tình hình hiện nay, nhất là tình hình thu hút đầu tư của các tỉnh thành ngày càng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 65)