Kinh nghiệm Bình Dương

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 37)

Công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo đã tác động mạnh mẽ, đồng thời là thay đổi đời sống kinh tế - xã hội cả nước. Nhiều tỉnh, thành phố đã hút nguồn vốn đầu tư khá mạnh, nhưng chưa địa phương nào nhiều năm đứng tốp đầu của cả nước, cả về sức cạnh tranh và về thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư ngoài nước (FDI) như tỉnh Bình Dương.

Từ một tỉnh không nằm trong tam giác phát triển, đến nay Bình Dương là nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Bước ngoặt dẫn đến sự thay đổi lớn, là giai đoạn 1996 - 2006, thu hút vốn đầu tư tại Bình Dương tăng vọt lên 1,6 tỷ USD. Chỉ một năm sau, năm 2007, vốn đầu tư đã là 2,9 tỷ USD. Năm 2012, dù kinh tế thế giới, khu vực và trong nước vẫn chưa vượt qua khủng hoảng, nhưng Bình Dương vẫn đứng đầu cả nước, đạt gần 10,5 tỷ USD của cả nước, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng cộng lại.

Nhờ nguồn đầu tư dồi dào, năng lực điều hành quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đến nay cơ cấu kinh tế của Bình Dương thay đổi đáng kể, công nghiệp - dịch vụ chiếm 96,2%, nông nghiệp một thời thống trị nay chỉ chiếm khiêm tốn 3,8% và đang chuyển sang nông nghiệp kỹ thuật cao. Hàng chục nghìn ha đất hoang hóa, đất trồng cây một vụ, năng suất thấp, nay được phủ đầy bởi 28 khu công nghiệp, 08 cụm công nghiệp tập trung, với hơn 3.000 nhà đầu tư trong và ngoài nước, Tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của khu công nghiệp đạt bình quân 65% và cụm công nghiệp đạt 41%.

Để mời gọi và giữ chân các nhà đầu tư, Bình Dương xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, trong năm 2013 tỉnh Bình Dương đã đầu tư thêm gần 390 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch hoàn thiện các khu công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất

sạch lớn sẵn sàng đáp ứng nhanh cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, hợp tác liên kết phát triển các dự án giáo dục và đào tạo với nước ngoài, Bình Dương cũng đầu tư xây dựng 12 trường đại học, cao đẳng và 42 cơ sở dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu đào tạo khoảng 24.000 sinh viên mỗi năm. Nâng tầm dịch vụ nhằm phục vụ các nhà đầu tư, đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch và quan tâm giải quyết những vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Cơ cấu kinh tế thay đổi, kéo theo kết cấu hạ tầng và đô thị hóa cũng diễn ra nhanh làm thay đổi bộ mặt của Bình Dương. Ðất lành chim đậu, các khu công nghiệp tại Bình Dương đã trực tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 800 nghìn lao động và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp. Ðể tái tạo sức lao động và tạo điều kiện cho người lao động ngoài bảo đảm về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, Bình Dương còn chú trọng

đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng khoảng 1,75 triệu m2 sàn nhà ở cho công

nhân, nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí (thực hiện chính sách an cư lạc nghiệp). Đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đội ngũ công nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, y tế của nhân dân và người lao động, bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.

Trong những tháng đầu năm 2014 thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài chọn Bình Dương làm điểm đến, dự án mới thuê gần 90ha đất và nhà xưởng, giải quyết việc làm thêm cho gần 13 nghìn lao động. Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã thu hút được trên 2.200 doanh nghiệp vào đầu tư. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư của Bình Dương rất thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và quyết định đầu tư lâu dài.

Một phần của tài liệu thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực khai thác và phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh hậu giang (Trang 37)