2) Miễn hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật hình sự.
3.1.1. Về phương diện thực tiễn
Về phương diện thực tiễn, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp lu ật h ìn h sự Việt N am về m iễn hình phạt thể hiện ở chỗ:
T h ứ n h ấ t, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có m ột số trường hợp m iễn hình phạt không đúng pháp luật và không có căn cứ pháp lý. Cụ thể, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội chưa đầy đủ và chính xác. Có người phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm , tái phạm , đ ã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt nhưng lại được m iễn hình phạt, hoặc m ột số trường hợp m iễn hình phạt cho người phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn giữa trường hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với m iễn hình phạt hoặc với m iễn trách nhiệm hình sự hay m iễn chấp hành hình phạt và với án treo để cho hưởng không đúng quy định của pháp luật...
T h ứ hai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng các quy định về m iễn hình phạt, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, m à cụ thể là: 1) Do chính các quy định về m iễn hình phạt còn chưa thống nhất, ví dụ như ở Bộ luật hình sự không quy định việc m iễn hình phạt cho người m à sau khi phạm tội đã bị bệnh làm m ất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, nhưng dây lại là m ột trường hợp được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận là trường hợp có thể được Tòa án áp dụng biện pháp m iễn hình phạt (điểm a khoản 1 Đ iều 314 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003); 2) Do các quy định của pháp luật hình sự chưa cụ thể hóa nên việc áp dụng m iễn hình phạt còn m ang tính tùy nghi (lựa chọn) không bắt buộc. N goài ra, m ột phần là các Đ iều 54, Điều 69, Đ iều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 và Đ iều 314 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp m iễn hình phạt thì tất cả đều dùng cụm từ "có th ể ',
điều này có nghĩa việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp m iễn hình phạt là tùy thuộc vào ý chí của người Thẩm phán. C hính điều này làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người bị kết án khi họ có đầy đủ điều kiện để được m iễn hình phạt m à T hẩm phán xét xử lại nhận thức rằng họ phải chịu hình phạt và không cho họ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự Việt N am là được m iễn hình phạt; 3) Do tâm lý xét xử của người Thẩm phán, vì việc
m iễn hình phạt ít được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn m à quy định lại không m ang tính bắt buộc nên khi xét thấy người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt đáng được khoan hồng đặc biệt thì dường như Thẩm phán thường nghĩ đến việc áp dụng án treo đối với bị cáo nhiều hơn là nghĩ đến việc áp dụng biện pháp m iễn hình. Vì vậy, dần dần các Thẩm phán quen với việc áp dụng khái niệm án treo hơn là khái niệm m iễn hình phạt. Đó cũng là lý do m à biện pháp m iễn hình phạt chưa được quan tâm m ột cách đúng mức trong thực tiễn xét xử. Có nhiều trường hợp người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt và lẽ ra phải được Tòa án m iễn hình phạt thì đã không được Tòa án cho m iễn hình phạt chỉ vì pháp luật hình sự chưa quy định rõ ràng. Có m ột số trường hợp áp dụng biện pháp m iễn hình phạt không cần thiết phải quy định m ang tính tùy nghi và cần phải được quy định m ột cách bắt buộc thì pháp luật hình sự hiện hành chưa đáp ứng được, gây bất lợi cho người phạm tội và khó khăn cho Thẩm phán. V ì vậy, xét trên phương diện thực tiễn thì yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hình sự hơn nữa về quy định các trường hợp áp dụng m iễn hình phạt là điều cần thiết và có ý nghĩa nhận thức - khoa học quan trọng.