Miễn chấp hành phẩn hình phạt còn lại có điều kiện (Điều 80):

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 49)

"người đang chấp hành hình phạt lao động cải tạo, hạn c h ế phục vụ trong quân đội, hạn c h ế tự do, giữ ở đơn vị kỷ luật của quân đội hoặc phạt tù, có thể được

m iễn chấp hành phầ n hình p h ạ t còn lại, nếu Tòa án thấy rằng họ có thể tự cải tạo m à không cần phải chấp hành toàn bộ hình phạt". T rong trường hợp này người bị kết án có thể được m iễn m ột phần hoặc toàn bộ hình phạt bổ sung.

K hi m iễn chấp hành phần hình phạt còn lại, T òa án có thể buộc người bị kết án thực hiện những ng h ĩa vụ nhất định trong thời gian của phần hình phạt còn lại, như:

a) K hông được thay đổi nơi thường trú m à không thông báo cho cơ quan N hà nước có thẩm quyền thực hiện việc cải tạo người bị kết án;

b) K hông được đến ở những địa phương nhất định; c) Phải điều trị nghiện rượu, m a túy hoặc bệnh hoa liễu; d) Phải chăm lo đời sống gia đình.

T òa án có thể buộc người bị kết án thực hiện thêm những nghĩa vụ khác giúp họ cải tạo tốt hơn.

2) T h a y phần hình p h ạ t chưa chấp hành bằng loại h ì n h ph ạ t khác nhẹ hơn: "người đang chấp hành hình phạt tù về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có thể được Tòa án thay ph ầ n hình p h ạ t chưa chấp hành bằng m ột hình p h ạ t nhẹ hơn sau khi xem xét tư cách của người này trong thời gian chấp hành hình phạt..." và "phần hình phạt chưa chấp hành có thể được thay bằng hình phạt nhẹ hơn sau khi người bị kết án thực tế chấp hành được ít nhất là 1/3 thời h ạn hình phạt " (khoản 1-2 Đ iều 81).

3) M iễn hình p h ạ t do bệnh tậ t: "người sau khi phạm tội đã m ắc bệnh tâm thần làm m ất khả năng nhận thức tính nguy hiểm của hành vi của m ình hoặc khả năng điều khiển hành vi đó thì được m iễn hình phạt, còn đối với người đang chấp hành hình phạt thì được m iễn chấp hành p h ầ n hình p h ạ t còn lại...". Đối với những người này Tòa án có thể quyết định biện pháp bắt buộc chữa bệnh (khoản 1 Đ iều 82); hoặc "người sau khi phạm tội đã m ắc bệnh hiểm nghèo gây trở ngại cho việc chấp hành hình phạt thì cũng có thể được

Tòa án m i ễ n c h ấ p h à n h h ì n h p h ạ t . . . " (khoản 2 Điều 82).

4) H oãn chấp hành hình p h ạ t cho p h ụ n ữ có thai và p h ụ nữ nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi: "đối với người bị kết án là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi, trừ những người bị kết án tù trên năm năm về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm thân thể, Tòa án có thể cho hoãn chấp hành hình p h ạ t đến khi đứa bé đủ 8 tuổi (khoản 1 Đ iều 83).

5) M iễn chấp hành hình p h ạ t do đ ã hết thời hiệu thi hành bản án kết tội', "người bị kết án được m iễn chấp hành hình p h ạ t, nếu bản án kết tội không được thi hành đã qua những thời hạn nhất định sau đây..." (khoản 1 Điều 84).

N h ư vậy, Bộ luật hình sự Liên bang N ga thể hiện sự tiến bộ là đã ghi nhận và điều chỉnh ch ế định m iễn hình p h ạ t tại m ột Chương riêng trong Bộ luật này, nhưng lại chưa có sự thống nhất, thể hiện ở chỗ: m ặc dù tên Chương 12 là "M iễn hình p h ạ t" nhưng nội dung của các điều luật tương ứng trong Chương này ngoài đề cập đến m iễn hình p h ạ t còn đề cập đến cả m ột số biện

pháp khác - m iễn chấp hành hình phạt, thay phần hình phạt chưa chấp hành bằng loại hình phạt khác nhẹ hơn, hoãn chấp hành hình phạt...

Trong khi đó, các biện pháp này được Bộ luật hình sự V iệt N am năm 1999 quy định tại m ột số điều luật cụ thể khác nhau (các điều 54, 57 và 61 Bộ luật hình sự V iệt N am năm 1999).

N goài ra, nếu do đ ã hết thời hiệu thi hành bản ấn kết tội được nhà làm luật nước này khẳng định đó là trường hợp miễn chấp hành hình p h ạ t (Điều 84), trong khi đó nhà làm luật nước ta vẫn "bỏ lửng" chưa điều chỉnh trường hợp người phạm tội được hưởng thời hiệu thi hành bản án hình sự (Đ iều 55) thì không biết biện p h á p áp dụng đối với họ có tên gọi là gì.

Cũng tại Phần chung Bộ luật hình sự L iên bang N ga còn có hai trường hợp m iễn hình phạt nữa, đó là:

6) M i ễ n h ì n h p h ạ t c h o n g ư ờ i p hạm t ộ i do đ ạ i xá: "Bằng văn bản đại xá, những người phạm tội có thể được m iễn trách nhiệm hình sự. N hững người bị kếl án có thể được m iễn hình p h ạ t hoặc hình phạt đối với họ có thể được lú i ngắn hoặc thay bằng hình phạt nhẹ hơn..." (khoản 2 Đ iều 85). Trong trường hợp đại xá, pháp luật hình sự V iệt N am chỉ quy định áp dụng biện pháp m iễn chấp hành hình phạt chứ không coi đây là m ột trường hợp m iễn hình phạt.

7) M iễn hình p h ạ t cho người chưa thành niên p h ạ m tội: "Người chưa thành niên bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có thể được Tòa án m iễn hình phạt và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Đ iều 91 Bộ luật này" (khoản 1 Đ iều 93) và trường hợp "người chưa thành niên bị kết án về tội nghiêm trọng có thể được Tòa án m i ễ n hình phạt nếu thấy rằng m ục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được bằng cách đưa người bị kết án vào cơ sở giáo dục hoặc chữa bệnh dành riêng cho người chưa thành niên. Thời hạn ở lại cơ sở này không được vượt quá thời hạn tối đa của hình phạt được quv định tại Bộ luật này đối với tội đã phạm" (khoản 2 Điều 93). Riêng về trường hợp này, mặc dù nhà làm luật nước ta chưa ghi nhận rõ người chưa thành niên phạm tội được m iễn hình phạt, nhưng căn cứ vào nội dung điều luật về nội

dung này (khoản 4 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999) cho thấy đây là m ột trường hợp m iễn hình p h ạ t có điều kiện đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 4 Đ iều 69 quy định "Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết p h ả i áp dụng hình p h ạ t đối với người chưa thành niên p h ạ m tội, thì Tòa án áp dụng m ột trong các biện p h á p tư ph á p được quy định tại Đ iều 70 của Bộ luật này”).

Bộ luật hình sự C ộng hòa P háp ban hành năm 1992 có hiệu lực thi hành ngày 01/3/1994 cũng có quy định về c h ế định m iễn hình phạt (trước đó nhà làm luật nước Pháp đã đưa ch ế định này vào pháp luật hình sự bằng Luật ngày 11/7/1975. M iễn hình phạt được quy định tại Đ iều 132-59 Bộ luật hình sự với nội du n g như sau: Sau khi tuyên người phạm tội có tội, Tòa án có thể m iễn toàn bộ h ìn h phạt đối với họ trong lĩnh vực tội vi cảnh và khinh tội, nếu những điều k iện quy định tại Đ iều 132-59 Bộ luật hình sự được thỏa mãn. Tuy nhiên, cần phải quyết định tịch thu vật nguy hiểm , có hại, nếu có sau đó quyết định hoặc m iễn hình phạt cho bị cáo (Đ iều 132-58) [68, tr. 108]. N hư vậy, các điều kiện để m iễn hình p h ạ t cho bị cáo theo pháp luật hình sự bao gồm:

T h ứ nhất, loại tội để được áp dụng c h ế định này là tội phạm thuộc lĩnh vực tội vi cảnh và khinh tội;

T h ứ h a i, Tòa án xem xét khả năng tái hòa nhập cộng đồng đã đạt được;

T h ứ ba, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đã được sửa chữa, khắc phục và;

T h ứ tư, sự rối loạn m à tội phạm gây ra đã chấm dứt (Đ iều 132-59). Do đó, m iễn hình phạt không phải là trường hợp tuyên trắng án hay là phóng thích, đồng thời nó không bao giờ ảnh hưởng tới việc giải quyết về dân sự, có nghĩa m iễn hình phạt không m iễn trừ việc phải nộp các án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự (nếu có) của bị cáo. V à c h ế định m iễn hình phạt trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp m ang tính định hướng (m ở) và tùy thuộc vào thẩm quyền đánh giá của Tòa án để quyết định trên cơ sở xem xét các điều kiện đã nêu.

Bộ luật hình sự C ộng hòa L iên bang Đ ức (1870, Phần chung được biên soạn mới vào năm 1975), ch ế định m iễn hình phạt vừa được quy định chung vừa được quy định riêng cho những tội phạm n h ất định. T heo đó, người ta có thẻ chia thành ba loại m iễn hình phạt: M iễn h ìn h p hạt theo quy định của Điều 46a; theo quy định của Đ iều 60 Bộ luật hình sự và m iễn h ìn h phạt quy định riên g cho trường hợp cụ thể. N ội dung cụ thể n h ư sau:

1) Miễn h ì n h ph ạ t theo quy đ ị n h của Đ iều 46a Bộ luật hình sự. Theo điều

luật này, người phạm tội bị đe dọa phạt tù không quá 1 năm hoặc phạt tiền không quá 360 ngày lương được m iễn hình phạt trong hai trường hợp sau: a) Đ ã cố gắng dàn xếp với người bị vi phạm và đã chuộc lỗi hoàn toàn hoặc về cơ bản; b) Đ ã cố gắng bồi thường toàn bộ hoặc m ột phần bằng sự nỗ lực lớn củ a chính m ình;

2) M iễn hình p h ạ t theo Đ iều 60 Bộ lu ậ t hình sự. T heo điều luật này, người phạm tội được m iễn hình phạt nếu bản thân tội p h ạm đ ã là hậu quả nặng nề cho họ và do vậy có thể coi đó cũng là h ìn h phạt đối với họ. V iệc áp dụng tiếp hình phạt sẽ là điều không đúng. V í dụ: N gười phạm tội gây tai nạn giao thông m à nạn nhân lại chính ỉà con m ình... T uy nhiên, chỉ được m iễn hình phạt nếu h ìn h phạt có thể tuyên chỉ từ m ột năm tù trở xuống.

3) M iễn hình p h ạ t quy định riêng cho trường hợp cụ thể. Đ ây là các trường hợp m iễn hình phạt cụ thể được quy định cả trong P hần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. V iệc quy định này là căn cứ vào đặc điểm riêng của trường hợp phạm tội hoặc tội cụ thể và x ét thấy m ức độ vi phạm hoặc m ức độ lỗi có sự giảm nhẹ. V í dụ: M iễn h ìn h p h ạt cho trường hợp phạm tội chưa đạt theo khoản 3 Đ iều 23 Bộ lu ật h ìn h sự hoặc m iễn hình phạt cho trường hợp cụ thể của các tội được quy định tại k hoản 4 Đ iều 86, khoản 4 Đ iều 113, khoản 5 Đ iều 129... [40, tr. 153-154], [43, tr. 139-140].

N h ư vậy, theo pháp luật hình sự Đ ức c h ế đ ịn h m iễn hình phạt chỉ được áp dụng đối với m ột số tội phạm cụ thể và chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng hoặc là các tội phạm m à chủ thể thực h iện th u ộ c trường hợp đặc biệt, đáng được khoan hồng. N goài ra, về trường hợp m iễn hình phạt quy định

riêng cho trường hợp cụ thể (trường hợp 3) cũng tương tự với pháp luật hình sự nước ta khi quy định m iễn hình phạt cho m ột loại đối tượng nhất định - cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 4 Đ iều 69) và cho người phạm m ột tội phạm cụ thể - tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Đ iều 314).

Bộ luật hình s ự N h ậ t Bản lần đầu năm 1907 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần đầu là năm 1921 và lần gần đây nhất là ngày 12/12/2001 bằng L uật sửa đổi, bổ sung số 153 (lần thứ 16). Theo đó, các trường hợp m iễn hình phạt được quy định rải rác tại rất nhiều điều luật trong cả Q uyển I và Q uyển II của Bộ luật này với các quy định cụ thể [82]. Tại Q uyển I - N hững quy định chung có hai trường hợp m iễn hình phạt như sau:

1) M iễn hình p h ạ t cho người p hạm tội vượt quá giới hạn p h ò n g vệ chính đáng: "M ột hành vi được thực hiện m ột cách cần thiết (không thể tránh khỏi việc thực hiện) để chống lại sự vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của m ình hoặc của người khác thì không bị xử phạt. Đ ối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể được giảm hoặc miễn hình p h ạ t căn cứ vào tình huống cụ thể" (Đ iều 36 Chương V II - Những hành vi không cấu th àn h tội phạm và việc giảm hoặc m iễn hình phạt).

2) M iễn hình p h ạ t do tự ỷ chấm dứt việc p h ạ m tội: "hình phạt đối với người đã bắt đầu thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng có thể được giảm . N ếu người đó tự nguyện chấm dứt việc phạm tội thì sẽ được giảm hoặc m iễn hình phạt" (Điều 43 Chương V III - Phạm tội chưa đạt).

Tại Q uyển II - Các tội phạm, nhà làm luật N hật Bản cũng quy định các trường hợp m iễn hình phạt bao gồm:

3) M iễn hình p h ạ t cho người p hạm tội tự thú v ề hành vi chuẩn bị và bày mưu tính k ế nổi loạn và hành vi giúp sức cho việc nổi lo ạ n: "Người nào đã thực hiện m ột trong các tội phạm quy định tại Đ iều 78 (tội chuẩn bị và bày mưu tính k ế nổi loạn) và 79 (tội giúp sức cho việc nổi loạn) trên đây nhưng tự thú trước cơ quan có thẩm quyền hữu quan trước khi xảy ra nổi loạn thì được

4) M iễn hình p h ạ t cho người phạm tội v ề hành vi chuẩn bi và bày mưu tính k ế gây chiến tranh: "Người nào chuẩn bị hoặc bày mưu tính k ế tiến hành chiến tranh m ột cách bí m ật chống lại nước ngoài thì bị phạt tù không có lao động bắt buộc từ 3 tháng đến 5 năm. Tuy nhiên, người nào tự thú với cơ quan có thẩm quyền hữu quan thì được m iễn hình phạt" (Đ iều 93 Chương IV - Các tội liên quan đến quan hệ đối ngoại).

5) M iễn hình p h ạ t cho người p hạm tội là người thân thích của người p h ạ m tội hoặc của người trốn khỏi nơi giam giữ'. "Người thân thích của người phạm tội hoặc của người trốn khỏi nơi giam giữ m à thực hiện các tội phạm được quy định trong Chương này (các tội che giấu tội phạm và giấu chứng cứ) vì lợi ích của người phạm tội hoặc của người trốn khỏi nơi giam giữ thì có thể được m iễn hình phạt" (Đ iều 105 Chương V II - Các tội che giấu tội phạm và giấu chứng cứ).

6) M iễn hình p h ạ t cho người p h ạ m tội vê hành vi chuẩn bị p h ạ m tội gây hỏa hoạn đối với công trình xây dựng, phương tiện đang có người và gây hỏa hoạn đối với công trình xây dựng, phương tiện không có người'.

Người nào chuẩn bị nhằm phạm các tội quy định tại Điều 108 (tội gây hỏa hoạn đối với công trình xây dựng, phương tiện đang có người) hoặc khoản 1 Đ iều 109 (tội gây hỏa hoạn đối với công trình xây dựng, phương tiện không có người thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 2 năm. Tuy nhiên, trong những tình huống giảm nhẹ thì có thể được miễn hình p h ạ t (Đ iều 112 Chương IX - Các tội gây hỏa hoạn và vô ý gây cháy).

7) M iễn hình p h ạ t cho người phạm tội tự thú v ề hành vi kết án sai sự thật: "Người đã phạm tội quy định tại Đ iều 172 (tội kết án sai sự thật) trên đây m à tự thú trước khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc trước khi biện pháp xử lý kỷ luật được áp dụng đối với trường hợp m à họ đã bị kết án sai sự thật thì có thể được giảm hoặc miễn hình phạt" (Đ iều 173 Chương X X I - Các tội kết án sai sự thật).

8) M iễn hình phạt cho người phạm tội tự thú v ề hành vi chuẩn bị bắt cóc đ ể tống tiền: "Người nào nhằm mục đích thực hiện tội phạm quy định tại khoản 1

Điều 225.2 (tội bắt cóc để tống tiền) mà có hành động chuẩn bị phạm tội đó thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến 2 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người đó tự thú trước khi bắt đầu thực hiện tội phạm thì sẽ được giảm hoặc m iễn hình phạt" (Đ iều 228.3 Chương XXXI - Các tội về bắt hoặc giam giữ người).

N hư vậy, với các trường hợp m iễn hình phạt trong cả Phần chung (2 trường hợp) và Phần các tội phạm (6 trường hợp) của Bộ luật hình sự cho thấy: So với pháp luật hình sự Việt N am , thì trong Phần chung hành vi của người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội lại là m ột trường hợp miễn trách nhiệm hình sự chứ không phải là m iễn hình phạt. N goài ra, trong Phần các tội phạm trường hợp m iễn hình phạt cho người phạm tội là người thân thích của người phạm tội hoặc của người trốn khỏi nơi giam giữ có điểm tương đồng với trường hợp m iễn hình phạt cho người phạm tội không tố giác tội phạm theo pháp luật hình sự nước ta (khoản 3 Điều 314),

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 49)